10 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI BẮT ĐẦU KHỞI NGHIỆP (phần II)

Tiếp theo phần I, trong phần này, chúng tôi sẽ gửi đến quý khách hàng những nội dung pháp lý khác cần chú ý khi khởi nghiệp. Trong đó, tập trung vào các vấn đề sau khi đã có Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp và các giấy tờ cần nắm vững trước khi đưa công ty chính thức bước vào hoạt động.

6. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC – NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

Người đại diện theo pháp luật là nhân tố quan trọng trong cơ cấu tổ chức của các DN, là người thay mặt cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát sinh với các đối tác, thực hiện các quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. Do đó, khi thành lập và vận hành DN cần chú ý chức danh này. Thông thường, người sở hữu công ty sẽ đồng thời kiêm nhiệm luôn là người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không muốn trực tiếp tham gia quản lý và điều hành doanh nghiệp, bạn có thể thuê người khác để bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Một điểm lưu ý quan trọng là hiện nay pháp luật cho phép công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Theo đó, Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

✴️✍️ Xem thêm các bài viết hữu ích sau:

Doanh nghiệp có cần bộ phận pháp chế hay không? 

Dịch vụ pháp chế ngoài doanh nghiệp 

7. LÀM CON DẤU DOANH NGHIỆP, MUA CHỮ KÝ SỐ, HÓA ĐƠN VÀ MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thứ nhất, về Con Dấu Doanh Nghiệp

Kể từ ngày 01/1/2021 khi Luật Doanh nghiệp 2020 bắt đầu có hiệu lực, thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2014 cũ, thủ tục về công bố mẫu dấu của doanh nghiệp đã bị bãi bỏ. Theo đó, doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức, nội dung của con dấu và tự chịu trách nhiệm về con dấu của mình. Doanh nghiệp có thể sử dụng 02 loại dấu: (i) Con dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc (ii) Con dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

✴️✍️  Xem thêm: Con dấu doanh nghiệp – Quy định và hướng dẫn sử dụng 

Thứ hai, về mua Chữ Ký Số

Trong thời buổi kinh doanh công nghệ 4.0, chữ ký số là một công cụ phổ biến, không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện nay. Với hình dáng giống USB – nó được xem như là chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý, xác định mọi thao tác là của doanh nghiệp mình. Đây là công cụ quan trọng để thực hiện các thủ tục pháp lý, hỗ trợ các giao dịch làm ăn qua mạng điện tử của DN như ký kết hợp đồng online, giao dịch qua ngân hàng, bảo hiểm xã hội, nộp thuế điện tử, thực hiện các thủ tục sửa đổi/bổ sung nội dung pháp lý của DN trên các cổng thông tin nhà nước… mà không mất nhiều thời gian đi lại trao nộp, ký, in ấn hay đóng dấu giấy tờ.

Doanh nghiệp có thể liên hệ với 1 đơn vị cung cấp chữ ký số và đơn vị đó sẽ tạo 1 tài khoản nộp thuế online với user là mã số thuế, password và mã PIN sẽ do đơn vị đó cung cấp. Doanh nghiệp từ đó thực hiện đăng ký, kê khai nộp thuế qua mạng.

✴️✍️ Xem thêm: Doanh nghiệp có bắt buộc mua chữ ký số hay không? 

Thứ ba, về mua Hóa Đơn

Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được phân thành 2 loại:

Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa; Hoạt động vận tải quốc tế; Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng: Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

 Hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng 3 hình thức hóa đơn sau:

(i) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ;

(ii)  Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;

(iii)  Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.

Công ty có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau như: hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử. Mỗi hình thức hóa đơn lại có những điều kiện sử dụng khác nhau theo luật định.

Thứ tư, về Mở Tài Khoản Ngân Hàng

Hiện nay, pháp luật không có quy định nào bắt buộc hộ kinh doanh hay doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng (quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN). Tuy nhiên, trên thực tế, đối với hộ kinh doanh do hoạt động với quy mô nhỏ có thể không mở tài khoản ngân hàng, nhưng đối với hầu hết các doanh nghiệp đều cần mở tài khoản ngân hàng, bởi lẽ:

(i) Mục đích của việc mở tài khoản ngân hàng là dùng để đăng ký nộp thuế điện tử theo quy định bắt buộc của tổng cục thuế và dùng chính tài khoản đó để nộp thuế qua mạng nếu có phát sinh số thuế phải nộp dương. Hiện nay có tới 90% Chi cục Thuế yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế thông qua hình thức nộp thuế điện tử để giảm thiểu tình trạng quá tải về thủ tục hành chính. Từ đó, bạn có thể nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN… mà không phải đến ngân hàng hoặc kho bạc.

Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể dùng số tài khoản đó để giao dịch/chuyển khoản cho đối tác trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

(ii) Đối với những giao dịch trên 20 triệu, để được hạch toán vào chi phí hợp lý khi khấu trừ thuế thì doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng.

✴️✍️ Xem thêm bài viết liên quan đến nội dung này: Mở tài khoản doanh nghiệp để đủ điều kiện khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT)

(iii) Giúp doanh nghiệp thanh toán thuận tiện, nâng cao tính chuyên nghiệp trong giao dịch với đối tác, khách hàng.

(iv) Kiểm soát, quản lý tốt việc chi tiêu cũng như vấn đề tài chính của doanh nghiệp

Do đó, các startup nên mở tài khoản ngân hàng sau khi thành lập doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng. Một tài khoản dùng đăng ký nộp thuế điện tử, một hoặc nhiều tài khoản riêng dùng trong giao dịch.

Trước đây, khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo nội dung đăng ký thuế đến Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Tuy nhiên từ ngày 01/5/2021 khi Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT bắt đầu có hiệu lực thì thông tin về tài khoản ngân hàng trong các Biểu mẫu đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đã được bãi bỏ. Vì vậy, khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp không cần phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Sở Kế hoạch – Đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, sau khi DN nhận được Giấy đăng ký kinh doanh và mở tài khoản ngân hàng phải tiến hành thực hiện điền thông tin trên Mẫu 08-MST để bổ sung thêm “Thông tin đăng ký mới” (đính kèm tại Thông tư 105/2020/TT-BTC) và thông báo lên cho Chi cục thuế đang quản lý trực tiếp tại nơi DN đặt trụ sở.

✴️✍️TÓM LẠI SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, STARTUP CẦN LƯU Ý:

  • Cần tiến hành làm con dấu và đăng ký mẫu dấu.
  • Tiến hành đăng ký khai thuế lần đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
  • Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài. Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng.
  • Mở tài khoản ngân hàng.
  • Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số.
  • Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn.
  • Hoàn thiện các thủ tục về góp vốn, biển hiệu. Treo biển hiệu tại trụ sở chính của công ty
  • Đăng ký Khai trình sử dụng lao động và Hệ thống thang lương, bảng lương
  • Tham gia Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc cho người lao động trong doanh nghiệp

8. PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP VỀ THUẾ

Có nhiều Startup chỉ chú trọng vào việc phát triển thị trường kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề thuế trong quản trị doanh nghiệp. Một số đơn vị có thể tự kê khai thuế nhưng thiếu hiểu biết về pháp luật thuế cơ bản hay kê khai nhưng mang tính chất đối phó và thậm chí không kê khai; đã dẫn đến việc bị xử phạt. Đây là điều vô cùng rủi ro bởi Thuế là vấn đề cốt cán đi cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình vận hành và phát triển. Việc nắm rõ về thuế sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, có kế hoạch kinh doanh hợp lý và tránh các rủi ro về tài chính và pháp lý. Nhiều doanh nghiệp do không nắm rõ nên thậm chí đã từ bỏ một số ưu đãi mà doanh nghiệp mình đáng lẽ được hưởng hay phải chịu những khoản phạt vô cùng lớn.

Từ đó, doanh nghiệp cần xác định rõ các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp, các nghĩa vụ thuế mà doanh nghiệp cần phải thực hiện; để kê khai, báo cáo thuế đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật (dù không có doanh thu đi nữa) để đảm bảo không vi phạm, bị khóa mã số thuế hoặc xử phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Các loại thuế và mức phí phải nộp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh cũng như doanh thu. Các loại thuế doanh nghiệp phải chịu sẽ gồm:

  • Lệ phí môn bài: Căn cứ vào mức vốn điều lệ trong giấy chứng nhận kinh doanh
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ vào doanh thu trong một năm
  • Thuế giá trị gia tăng: Dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Loại thuế này sẽ có cách tính khác nhau giữa các doanh nghiệp
  • Thuế xuất nhập khẩu: Có hiệu lực đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mức thuế dựa trên quy định của pháp luật
  • Thuế thu nhập cá nhân: Là các loại thuế mà các thành viên trong doanh nghiệp phải đóng được kê khai theo tháng/quý và quyết toán theo năm.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Áp dụng đối với sản phẩm mà nhà nước không khuyến khích kinh doanh như thuốc lá, rượu bia… sẽ thường bị đánh thuế cao.

✴️✍️ Xem thêm: Doanh nghiệp cần phải nộp những loại thuế nào? 

Trong số này có 02 loại thuế mà doanh nghiệp cần phải lưu tâm ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đó là: Thuế Môn Bài và Thuế Giá Trị Gia Tăng.

+ Về thuế môn bài, theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/2/2020 thì doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ 01/01 đến 31/12). Như vậy doanh nghiệp bắt đầu khai và nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 31/1 của năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Về thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp hết sức lưu ý đến thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng như sau: (i) Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/4; (ii) Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 31/7; (iii) Tờ khai quý : Hạn chậm nhất là ngày 31/10; (iv) Tờ khai quý 4: hạn chậm nhất là ngày 31/1 năm sau. (Ví dụ: Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 26/4 thì doanh nghiệp phải tiến hành lập tờ khai thuế giá trị gia tăng nộp cho cơ quan quản lý thuế trước ngày 30/4)

✴️✍️ Xem thêm: Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, vừa mới thành lập hay kế toán viên còn thiếu kinh nghiệm, thì sử dụng các dịch vụ kế toán bên ngoài là lựa chọn tốt của doanh nghiệp nhằm tối ưu thời gian và chi phí. Nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Luật Phúc Cầu, công ty của bạn cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của chúng tôi trong việc giới thiệu đối tác uy tín, có kinh nghiệm lâu năm về Dịch vụ trọn gói về thuế, kế toán với mức giá hợp lý.

9. PHÁP LÝ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Các startup luôn ý tưởng là phải xây dựng được một thương hiệu nhất định trên thị trường để tạo uy tín trên thị trường đồng thời thu hút nhà đầu tư, tuy nhiên, họ lại chỉ lo xây dựng thương hiệu mà không hề để tâm đến vấn đề pháp lý đối với thương hiệu của mình. Thực tế kinh nghiệm khởi nghiệp quốc tế và cả ở Việt Nam cho thấy, nhiều tổ chức đã tiến lên vị trí dẫn đầu chỉ bằng việc đầu tư phát triển các tài sản trí tuệ và ứng dụng nó trong kinh doanh.

Do vậy, vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên mà những nhà khởi nghiệp phải đặc biệt quan tâm khi đã tâm huyết với ý tưởng kinh doanh của mình. Thậm chí trước khi công khai ý tưởng, hay đăng ký kinh doanh, các nhà khởi nghiệp đã có thể đăng ký sở hữu trí tuệ cho ý tưởng kinh doanh của mình. Bạn có thể lựa chọn đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền tác giả và quyền liên quan, đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích… dưới danh nghĩa cá nhân, để ngăn chặn việc đánh cắp ý tưởng hoặc ít nhất là để không vướng mắc vào các vi phạm về sở hữu trí tuệ trong quá trình kinh doanh sau này. Đừng để sau khi sản phẩm thành công (1, 2 năm), hoặc khi xảy ra tranh chấp, xuất hiện hàng nhái trên thị trường, bạn mới quay lại tìm hiểu thì có khi đã bị mất bản quyền.

✴️✍️ Xem thêm:

Vì sao phải bảo hộ nhãn hiệu? 

“Mất bò mới lo làm chuồng” – Những thiệt hại khi chậm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

Nhìn chung, để đảm bảo vấn đề sở hữu trí tuệ khi khởi nghiệp, bạn cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, tránh xâm phạm quyền SHTT của người khác và tránh bị người khác xâm phạm quyền SHTT của mình. Thương trường là chiến trường và các ý tưởng mà nhà sáng lập start-up dày công suy nghĩ, vun đắp có thể bị người khác ăn cắp, đăng ký bản quyền trước và sử dụng độc quyền trong khoảng thời gian lên đến 20 năm. Lúc này, việc sử dụng sáng tạo của mình đã là một hành vi vi phạm pháp luật, chứ đừng nói đến chuyện doanh nghiệp có thể kiếm được lợi nhuận hay kêu gọi vốn.

Đồng thời, một lỗi điển hình mà các DN khởi nghiệp hay gặp phải là chọn tên gọi (nhãn hiệu) thuộc quyền của người khác. Ví dụ: Nhiều bạn trẻ hiện nay muốn khởi nghiệp một dự án về sản phẩm và dịch vụ xanh, thân thiện với môi trường hay nông nghiệp hữu cơ…, thì một trong những việc đầu tiên bạn thường làm là lựa chọn một cái tên để xưng danh gọi, thể hiện đặc thù ưu điểm của sản phẩm mình và giới thiệu cho người khác biết. Nếu không có kiến thức về SHTT thì rất có thể bạn sẽ chọn phải một cái tên hay nhưng đã thuộc sở hữu của người khác rồi. Việc này sẽ gây rắc rối không đáng có, thậm chí có thể bị dính vào kiện tụng.

Thứ hai, các startup nên đăng ký quyền SHTT giúp DN quảng bá sản phẩm, tránh nhầm lẫn. Mỗi DN luôn cần xây dựng cho mình một chiến lược quảng bá sản phẩm cụ thể, mà một trong những điều cần phải làm đầu tiên để lấy lòng tin của khách hàng là đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

Đồng thời, thực tế trên thị trường, việc nhầm lẫn giữa nhãn hiệu của DN này với nhãn hiệu của DN khác là hiện trạng khá phổ biến. Vì vậy, việc đăng ký quyền SHTT là vô cùng quan trọng, giúp khách hàng phân biệt được các nhãn hiệu với nhau. Khi nhãn hiệu sản phẩm đã được đăng ký tức là đã được Cục SHTT công nhận thì trong mọi trường hợp, nếu có nhãn hiệu nào trùng hoặc gần giống sẽ bị coi là vi phạm quyền SHTT.

Tóm lại, Doanh nghiệp không chỉ cần hoạt động ổn định mà về lâu về dài còn phải phát triển thương hiệu của chính mình. Bảo hộ nhãn hiệu xem như bảo hộ chính danh dự, tiếng tăm của doanh nghiệp không bị xâm phạm, lợi dụng, gây ra những hậu quả khôn lường, đồng thời cũng khẳng định được chất lượng sản phẩm, dịch vụ mang tên chính Doanh nghiệp.

✴️✍️ Xem thêm: Điều kiện và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 

Thứ tư, đăng ký quyền SHTT giúp kích thích sự phát triển toàn diện của DN. SHTT là một tài sản của doanh nghiệp, cho phép người sáng tạo và chủ sở hữu bảo vệ và thụ hưởng quyền hưởng lợi từ sáng tạo của mình, cũng như tạo ra lợi thế lớn tín nhiệm lớn để start-up kêu gọi vốn dễ dàng hơn. Phát triển một chiến lược SHTT là không thể thiếu đối với các công ty khởi nghiệp, tạo điều kiện cho start-up tập trung thời gian và nguồn năng lực vào việc kinh doanh, không lo sợ bị khai thác “lậu” hoặc đánh mất tất cả khi phát hiện ra ý tưởng của mình không phải là nguyên bản khi quá muộn.

Khi nhãn hiệu của DN được pháp luật bảo hộ, khách hàng sẽ có lòng tin vào chất lượng của sản phẩm cũng như uy tín của DN đó, khi đó lượng tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của DN sẽ tăng cao, DN được thúc đẩy phát triển, nâng cao sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thứ năm, tiết kiệm nguồn lực khi có tranh chấp. Nếu vướng phải các tranh chấp về sở hữu trí tuệ khi ý tưởng kinh doanh đã lớn mạnh và đã có thành quả thì sẽ có thể gây tổn thất rất lớn cho những người khởi nghiệp. Thậm chí ý tưởng kinh doanh có thể bị phá sản hoàn toàn, đây gọi là những thất bại không đáng có mà những người khởi nghiệp hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu chuẩn bị trước. Cụ thể, khi kiện tụng xảy ra, cái giá phải trả không chỉ là tiền, mà còn là sức lực, tâm trí. Chính vì vậy, khi mà bạn mới startup – là những nhà khởi nghiệp đang luôn ở thế còn thiếu thốn nguồn lực cho dự án của mình thì càng nên tránh xa những tranh chấp mà mình có thể dự liệu và kiểm soát được. .

✴️✍️ Xem thêm: Có cần bảo hộ tên công ty? 

Bảo hộ nhãn hiệu – Các câu hỏi thường gặp (Phần 1) 

Bảo hộ nhãn hiệu – Các câu hỏi thường gặp (Phần 2) 

10. NẮM VÀ SỞ HỮU ĐẦY ĐỦ CÁC LOẠI GIẤY TỜ VÀ VĂN BẢN PHÁP LÝ SAU TRƯỚC KHI CHÍNH THỨC ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Tóm lại, doanh nghiệp trước khi chính thức đi vào hoạt động, buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp và nắm những loại giấy tờ chính sau nhằm giúp các cơ quan có thẩm quyền liên quan xác định được tư cách pháp nhân, tình trạng và hình hài của doanh nghiệp:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Sổ đăng ký thành viên, giấy chứng nhận phần vốn góp, biên bản góp vốn và định giá tài sản
  • Các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản
  • Sổ sách chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm
  • Các tài liệu pháp lý nội bộ của doanh nghiệp
  • Các giấy phép con, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hay chứng chỉ văn bằng khác

Việc lưu trữ đủ các loại giấy tờ này thường được yêu cầu khi doanh nghiệp bị kiểm tra, thanh tra đột ngột hoặc lấy làm cơ sở để kêu gọi vốn đầu tư, vay vốn ngân hàng, ký kết hợp đồng trong kinh doanh. Không những thế, đây còn là cơ sở để nâng cao giá trị thương hiệu, chứng minh việc kinh doanh là hoàn toàn minh bạch và giúp doanh nghiệp được định giá cao.

✴️✍️ Xem thêm: Các vấn đề cơ bản khi thành lập doanh nghiệp 

Thành lập Công ty tại Đà Nẵng – Dịch vụ trọn gói tối ưu, tiết kiệm nhanh chóng của Luật Phúc Cầu

Thành lập công ty tại Gia Lai –  Dịch vụ trọn gói tối ưu, tiết kiệm nhanh chóng của Luật Phúc Cầu

———————————————————————-

DỊCH VỤ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP CỦA CHÚNG TÔI – LUẬT PHÚC CẦU

Việc thành lập doanh nghiệp ngày nay đã trở thành chủ đề phổ biến trong cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, để thật sự hiểu các quy định pháp luật và đưa ra quyết định phù hợp nhất, những quyết định đi cùng doanh nghiệp suốt những năm tháng sau này thì không phải ai cũng có thể giải thích cho người thành lập doanh nghiệp hiểu được. Các thủ tục thành lập doanh nghiệp hiện nay cũng có thể nói là không quá khó nhưng đối với người không thường xuyên thực hiện những thủ tục này sẽ khá là vất vả khi tìm hiểu các quy định của pháp luật cũng như việc soạn thảo hồ sơ, biểu mẫu cho chính xác, tránh việc sai sót, ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp, cũng như đi lại nhiều lần.

Đến với Luật Phúc Cầu, với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, kiến thức chắc chắn và năng động sẽ mang đến cho Khách hàng những tư vấn cụ thể nhất, hồ sơ chính xác nhất để tạo dựng nên doanh nghiệp đi cùng khách hàng thật lâu dài.

Đối với pháp lý về khởi nghiệp, các công việc của Luật Phúc Cầu hỗ trợ đến bạn gồm có:

– Tư vấn tổng quát các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh, thành lập công ty cũng như các quy định của pháp luật, các loại giấy phép,…

– Tư vấn việc hợp tác thành lập công ty cùng các cá nhân, tổ chức với nhau (nếu có);

– Tư vấn tên công ty (Lựa chọn tên và tra cứu tên);

– Tư vấn trụ sở công ty (Thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp);

– Tư vấn vốn điều lệ (Phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp);

– Tư vấn ngành nghề kinh doanh (Chuẩn hoá lĩnh vực kinh doanh của quý khách hàng theo quy định của pháp luật);

– Tư vấn về người sáng lập của công ty và các chức danh trong Công ty (Phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành);

– Tư vấn thủ tục, các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp (Tư vấn tổ chức bộ máy và hoạt động của công ty);

– Lập hồ sơ doanh nghiệp (Chuẩn hóa hồ sơ theo yêu cầu: Đơn đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, danh sách cổ đông và các văn bản khác theo quy định của pháp luật);

Đối với riêng việc thực hiện các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp, đến với Luật Phúc Cầu, bạn sẽ được hỗ trợ thực hiện những công việc sau:

  1. Tư vấn và cung cấp thông tin;
  2. Soạn thảo hồ sơ và gửi khách hàng ký;
  3. Nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền;
  4. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại giấy tờ khác có liên quan cho Khách hàng;
  5. Bàn giao hồ sơ nhanh chóng cho Khách hàng theo đúng thời gian cam kết.

Luật Phúc Cầu tự tin với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện mọi công việc cho bạn trên cơ sở pháp lý vững chắc, với mức giá tối ưu và tiết kiệm nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Chat Messenger Hotline 0236 777 3979