Doanh nghiệp cần phải nộp những loại thuế nào?

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp StartUp còn cần phải lưu ý tới các loại thuế cần phải đóng. Có thể số tiền không lớn, nhưng lại dễ khiến doanh nghiệp bị xử phạt, gặp những phiền hà không đáng có. Đây là một khía cạnh quan trọng không kém những hoạt động kinh doanh, sau đây Luật Phúc Cầu sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để nắm rõ những loại thuế cần phải đóng.

1. Lệ phí môn bài:

Là lệ phí trực thu hằng năm, mức lệ phí phải nộp tính dựa trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp.

– Vốn điều lệ dưới 10 tỷ: Lệ phí môn bài 2.000.000 VND/năm (Hai triệu đồng);

– Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở đi: Lệ phí môn bài 3.000.000 VND/năm (Ba triệu đồng);

– Văn phòng đại diện, Chi nhánh, Địa điểm kinh doanh: 1.000.000 VND/năm (Một triệu đồng).

Kể từ 24/1/2020, doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên.

2.Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Thuế GTGT là thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Mức thuế suất 0% được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu.

Mức thuế suất 5% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại;

Mức thuế suất 10% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Mức thuế suất tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Mức thuế suất 20% được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp (kể từ ngày 01/01/2016), trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi và các quy định phải áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% sau đây.

Mức thuế suất từ 32% đến 50% được áp dụng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

Thuế suất 40% được áp dụng với trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc

Thuế suất 50% được áp dụng với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí.

4.Thuế thu nhập cá nhân:

*Công thức tính thuế

Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ

– Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

Cách tính thuế thu nhập cá nhân cụ thể tại đây

*Thuế suất

– Đối với cá nhân cư trú (có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam):

+ Ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên: Tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần.

+ Ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng: Tính 10% trên tổng thu nhập.

– Đối với cá nhân không cư trú: Tính 20% trên tiền lương, tiền công.

5.Một số loại thuế khác dựa theo đặc điểm của doanh nghiệp:

a.Thuế tài nguyên:

Thuế gián thu khi khai thác tài nguyên thiên nhiên, áp dụng cho doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoảng sản, căn cứ sản lượng tài nguyên tính thuế.

b.Thuế xuất nhập khẩu:

Thuế gián thu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân bien giới và hàng hóa mua bán trao đổi khác. Thuế xuất nhập khẩu được tính trên lượng mặt hàng thực tế trên tờ hải quan, trị giá từng mặt hàng.

c.Thuế bảo vệ môi trường:

Thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng có gây tác động xấu đến môi trường. Áp dụng cho doanh nghiệp có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật thuế bảo vệ môi trường 2010.

d. Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Thuế gián thu đánh vào các mặt hàng đặc biệt, do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và bán ra hoặc nhập khẩu rồi bán ra.

e.Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

Thuế trực thu đánh vào đất phi nông nghiệp dùng để sản xuất, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng…

6. Dịch vụ Pháp lý StartUp của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi StartUp, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật và tránh bị xử phạt. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Sử dụng dịch vụ Pháp lý StartUp của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *