Bảo hộ nhãn hiệu – Các câu hỏi thường gặp (Phần 1)

Những thắc mắc thường gặp trong thủ tục bảo hộ nhãn hiệu.

1.Nhãn hiệu khác Thương hiệu ở điểm nào?

Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là một dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) dặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một các nhân hay một tổ chức. Trên thương trường, người ta hay dùng từ “thương hiệu” và thường đi kèm với giá trị, niềm tin của người tiêu dùng…Thương hiệu thường mang theo giá trị thương mại nhưng không được pháp luật định nghĩa, điều chỉnh.

Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

-> Xem thêm: Phân biệt “nhãn hiệu” và “thương hiệu”

2.Thời gian đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam là bao lâu:

Thời gian đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định pháp luật như sau:

B1: Thẩm định hình thức01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Bước này kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn xem đơn có hợp lệ hay không.

B1: Công bố đơnTrong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn nộp hợp lệ. Trường hợp đơn hợp lệ sẽ có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

B3: Thẩm định nội dung đơnTrong vòng 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Ở bước này, đơn được đánh giá khả năng bảo hộ nêu trong đơn và các điều kiện bảo hộ.

Thực tế, thời gian thẩm định nội dung đơn thường kéo dài hơn rất nhiều lần vì cần phải xét duyệt lâu và số lượng đơn nộp quá lớn.

3. Có bao nhiêu loại nhãn hiệu

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được phân loại như sau:

Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác không phải là thành viên của tổ chức đó ( khoản 17 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).

Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau. Nhãn hiệu liên kết tạo sự yên tâm cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ bởi nó có mối liên kết với các sản phẩm, dịch vụ họ đã sử dụng trước đây.

Nhãn hiệu nổi tiếng: nhãn hiệu này khác với nhãn hiệu thông thường là ở danh tiếng của nhãn hiệu đó trong bộ phận công chúng

4. Thời hạn được bảo hộ là bao lâu?

Sau khi đơn được thẩm định, người đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày cấp. Chủ đơn có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp và mỗi lần 10 năm.

Quý bạn lưu ý, để chắc chắn nhãn hiệu được bảo hộ liền mạch và tránh việc bị người khác nộp đơn bảo hộ trong kẽ hở giữa hai lần bảo hộ, chúng ta nên chuẩn bị sẵn từ trước và nộp đơn vào ngay lúc hết hạn.

5.Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu

Nhãn hiệu có các dấu hiệu sau không được bảo hộ:

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tình chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

6. Nhãn hiệu được xem là có khả năng phân biệt là gì?

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dê nhận biết, deexx ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật SHTT.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *