Con dấu doanh nghiệp – Quy định và hướng dẫn sử dụng

Con dấu doanh nghiệp theo quy định mới nhất của pháp luật. Hình thức, nội dung và quy định về cách sử dụng con dấu.

Việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư 2020.

Theo quy định tại điều 43 Luật doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp.

1.Thẩm quyền quyết định

– Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định đối với Công ty TNHH;

– Hội đồng quản trị quyết định đối với Công ty Cổ phần;

– Hội đồng thành viên quyết định đối với Công ty hợp danh;

2.Mẫu con dấu:

Mẫu con dấu công ty được thể hiện dưới hình dáng cụ thể: Tròn, vuông, lục giác… (đa phần là hình tròn).

Mỗi doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu nhưng chỉ có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

3.Nội dung con dấu:

Trên con dấu thường thể hiện mã số doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, … Doanh nghiệp có thể sử dụng ký hiệu, hình ảnh cho con dấu trừ Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hình ảnh biểu tượng tên của nhà nước và các đơn vị vũ trang nói chung; Từ ngữ, ký hiệu, hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

4.Quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp

Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Đây là các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020.

Như vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.

5.Nguyên tắc sử dụng con dấu

Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của văn bản. Việc đóng con dấu cũng phải theo đúng quy định của pháp luật.

– Dấu phải đóng rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. Mực in dấu hầu hết là màu đỏ (đối với cơ quan nhà nước, màu mực đỏ là bắt buộc);

– Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;

– Trên các phụ lục kèm theo văn bản chính hoặc bản sao có thể đóng dấu treo, đóng tại trang đầu, trùm lên một phần tên của đơn vị hoặc/và tên cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị;

– Trên văn bản gồm nhiều tờ giấy phải đóng dấu giáp lai. Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bảnrùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản;

– Không đóng dấu không chỉ;

(Theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư)

6.Dịch vụ của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi StartUp, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật và tránh bị phạt oan. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Sử dụng dịch vụ Pháp lý StartUp của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *