Tại Việt Nam, do thói quen kinh doanh và điều kiện kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng khá lớn trên thị trường và thường bỏ qua khía cạnh pháp chế doan nghiệp. Với nền kinh tế thị trường thay đổi liên tục và tiềm ẩn nhiều rủi ro, doanh nghiệp có cần bộ phận pháp chế hay không?
1.Tình hình chung về vai trò tư vấn pháp luật cho các Doanh nghiệp
Đa phần các doanh nghiệp đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải cân đo đong đếm các chi phí lợi ích đối với việc thành lập bộ phận pháp chế hoặc thuê ngoài. Thông thường, doanh nghiệp chỉ chú trọng vào doanh thu, tiến hành các hoạt động kinh doanh thông thường dựa trên thói quen, kinh nghiệm và sự quen biết lẫn nhau giữa các đối tác mà bỏ qua những tư vấn về mặt pháp lý. Nói cách khác, tại Việt Nam, vai trò việc tư vấn pháp cho các hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa được xem trọng và hay bị bỏ qua.
Các doanh nhân chỉ tìm tới các luật sư chỉ khi có tranh chấp xảy ra để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, có rất nhiều bằng chứng cho các sự kiện pháp lý quan trọng đã bị bỏ lỡ mất vì ngay từ đầu đã không có sự tư vấn pháp lý, nên khi xảy ra tranh chấp, khó mà đòi lại được quyền và lợi ích hợp pháp của chính doanh nghiệp.
2.Tầm quan trọng của việc được tư vấn pháp luật thường xuyên
Cùng một sự việc, nhưng góc nhìn, cách tiếp cận của luật sư hay những người có tư duy pháp lý tốt sẽ khác với doanh nhân. Do đó, tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp không chỉ là các công việc như soạn thảo văn bản pháp lý mà còn là những công việc sau:
– Hướng dẫn những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ khi thực hiện các giao dịch;
– Cách xử sự đúng theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của tổ chức khi có tranh chấp xảy ra trong quan hệ lao động, quan hệ đối tác…
– Dự liệu những rủi ro pháp lý có thể xảy ra và đưa ra biện pháp phòng ngừa tranh chấp từ trước;
– Đảm bảo an toàn pháp lý bên cạnh mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển, doanh nghiệp sẽ hoạt động ở những môi trường kinh doanh ngày càng lớn và chuyên nghiệp;
Với rất nhiều lợi ích mà việc tư vấn pháp luật doanh nghiệp thường xuyên mang lại, chủ doanh nghiệp thường băn khoăn về chi phí cho bộ phận này. Trường hợp công ty có hẳn một bộ phận pháp chế, nếu luật sư có kinh nghiệm đảm nhận thì mức lương sẽ rất cao. Hơn nữa, thời lượng làm việc sẽ không phân bổ đồng đều mà còn dựa theo hoạt động của doanh nghiệp.
Do vậy, việc sử dụng dịch vụ tư vấn thường xuyên của các tổ chức hành nghề luật với các luật sư và chuyên viên sẽ đáp ứng được yêu cầu chính xác, hợp lý, giá cả phải chăng cho doanh nghiệp.
3.Các dịch vụ tư vấn của Luật Phúc Cầu
Nội dung tư vấn thường xuyên của chúng tôi gồm:
– Rà soát, kiểm tra và đánh giá tính pháp lý của hồ sơ pháp lý nội bộ của Doanh nghiệp sau đó đề xuất điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện;
– Cố vấn, đề xuất xây dựng đồng bộ hệ thống pháp chế nội bộ của Doanh nghiệp giúp Doanh nghiệp quản trị và kiểm soát chặt chẽ hơn;
– Tham gia cố vấn tính pháp lý các giao dịch/Hợp đồng và đưa ra phương án thực hiện các giao dịch/Hợp đồng đảm bảo pháp lý;
– Rà soát, tư vấn khía cạnh pháp lý cho các công việc phát sinh hàng ngày của Doanh nghiệp bao gồm: Các vấn đê lao động, hồ sơ pháp lý nội bộ, các giấy tờ pháp lý để doanh nghiệp đi vào hoạt động…;
– Cập nhật các vấn đề về pháp luật, chính sách của nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp;
– Đàm phán và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp;…
Ngoài ra, Luật Phúc Cầu còn cung cấp các dịch vụ khác như:
Tư vấn từng vụ việc – Dành cho Doanh nghiệp chỉ cần tư vấn theo từng vụ việc không mang tính thường xuyên
- Tư vấn soạn thảo các loại hợp đồng dân sự/thương mại/xây dựng/dịch vụ/mua bán/ủy thác/ủy quyền/đại lý/môi giới/xuất,nhập khẩu… ;
- Tư vấn, thực hiện các loại thủ tục đăng ký doanh nghiệp, sửa đổi, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Các thủ tục hành chính khác.
Quản trị doanh nghiệp và kiểm soát rủi ro – Áp dụng cho doanh nghiệp mới thành lập và cần setup hệ thống quản trị
- Tư vấn xây dựng, rà soát, chỉnh sửa cấu trúc quản lý doanh nghiệp;
- Tư vấn xây dựng, rà soát chỉnh sửa các kênh đánh giá năng lực KPI (Bao gồm năng lực quản lý, năng lực hoạt động, năng lực làm việc…);
- Tư vấn xây dựng, chỉnh sửa chính sách phân quyền;
- Đánh giá, xây dựng hệ thống phòng chống rủi ro;
- Tư vấn quản lý rủi ro;
- Điều tra nội bộ;
- Giải quyết các vấn đề pháp lý nội bộ khác;
- Tư vấn soạn thảo Hợp đồng/Quản lý Hợp đồng/Dự án giảm thiểu rủi ro, tránh khiếu kiện;
Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !