Có cần bảo hộ tên công ty?

Tên công ty không được đặt trùng và gây nhầm lẫn với những công ty đã đăng ký, nhưng như vậy đã đủ để bảo vệ sự độc quyền của tên doanh nghiệp hay chưa? Có cần phải đăng ký bảo hộ tên công ty hay không?

1.Có thể bảo hộ tên công ty không?

Tên công ty là tên gọi của doanh nghiệp được ghi nhận trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Thực tế, ngay từ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư quyền đối với tên công ty đã được xác lập. Dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ, các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ không bao gồm bảo hộ tên công ty. Theo cách nói thông thường ngoài đời sống, việc bảo hộ tên công ty nhằm phân biệt các chủ thể kinh doanh mang trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, chính là tên gọi thương mại của tổ chức. Còn nếu hiểu theo hướng bảo hộ hình ảnh (logo) kèm tên công ty thì đó là bảo hộ nhãn hiệu.

Tên thương mại là tên được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh, được thể hiện trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo. Đây cũng là một trong những đối tượng bảo hộ theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.

2.Bảo hộ tên công ty được thực hiện như thế nào?

a.Tên thương mại:

Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ:

b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

Như vậy, tên thương mại được bảo hộ dựa trên cơ sở sử dụng hợp pháp mà không cần qua thủ tục đăng ký. Việc đăng ký bảo hộ tên thương mại được hiểu là diễn ra đồng thời với thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Không ai có quyền lấy tên của doanh nghiệp đã đăng ký để đem đi thực hiện giao dịch, quảng cáo với đối tác.

Tên thương mại có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các quy định như sau:

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Lưu ý: Tên thương mại mặc dù là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.

b.Nhãn hiệu

Nhãn hiệu gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, dùng để phân biệt sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị kinh doanh khác nhau.

Chúng ta cần phân biệt rằng nhãn hiệu không chỉ là logo công ty. Một công ty có thể sử dụng logo của mình để in lên sản phẩm, nhưng họ cũng có thể đăng ký các nhãn hiệu khác nhau cho từng dòng/loại sản phẩm của mình.

Nhãn hiệu được phân loại theo tính chất, mục đích sử dụng, hoặc theo các yếu tố khi đăng ký bảo hộ.

Các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức.

Khi đơn đã hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi Thông báo đơn hợp lệ hình thức về cho chủ đơn theo địa chỉ đã ghi trong tờ khai.

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn.

Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ.

Tổng thời gian đăng ký và xét duyệt có thể kéo dài từ 18-36 tháng. Sau khi hoàn tất, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ

Xem thêm: https://luatphuccau.com/2021/03/21/dieu-kien-va-thu-tuc-dang-ky-bao-ho-nhan-hieu/

4.Dịch vụ Pháp lý của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *