Điều kiện và thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bảo hộ nhãn hiệu ngày càng phổ biển với các doanh nghiệp, càng đăng kí sớm càng chiếm được lợi thế. Tuy nhiên trong đó còn rất nhiều khúc mắc còn chưa được giải đáp rõ ràng khiến cho các doanh nghiệp còn chần chừ chưa đăng kí thương hiệu cho chính mình. Bài viết này của Luật Phúc Cầu nhằm cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích và cần thiết nhất cho việc Bảo hộ nhãn hiệu.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU

1.Bảo hộ thương hiệu là gì?

Bảo hộ thương hiệu là một hình thức mới của sản phẩm được tập hợp từ những cảm nhận, các dấu hiệu nhận biết, các mối quan hệ, những trải nghiệm của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ hay một doanh nghiệp với các khía cạnh: giá trị, mô tả nhận diện, cá tính.

2.Sự cần thiết của bảo hộ thương hiệu

–    Được pháp luật bảo vệ: Đảm bảo Doanh nghiệp kinh doanh và phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình gắn liền với nhãn hiệu đó dưới sự bảo hộ của pháp luật. Nói một cách khác, Doanh nghiệp phát triển thương hiệu một cách “danh chính ngôn thuận”.

–    Giúp quảng bá thương hiệu: Từ nhãn hiệu đã đăng kí và được pháp luật bảo vệ, Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nhãn hiệu đi cùng với chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị thương mại, trở thành thương hiệu riêng của Doanh nghiệp. Việc này giúp Khách hàng nhanh chóng biết đến vị trí và tên tuổi của Danh nghiệp bạn trên thị trường thông qua quảng cáo và tiếp thị.

–    Tránh khả năng nhầm lẫn thương hiệu: Cùng với tính chính danh khi sử dụng nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ, không ai có quyền được xâm phạm, đạo nhái tới nhãn hiệu đã được bảo hộ này. Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu bảo vệ nhãn hiệu khỏi bị các đơn vị khác sử dụng trùng lặp dù vô tình hay cố ý, gây ảnh hưởng và gây nhầm lẫn tới chính thương hiệu của Doanh nghiệp.

II.THƯƠNG HIỆU VÀ NHÃN HIỆU CÓ PHẢI LÀ MỘT?

Dưới góc nhìn của pháp luật, chỉ có khái niệm nhãn hiệu và gắn liền với nhãn hiệu là hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ mà Doanh nghiệp kinh doanh, không có khái niệm về thương hiệu. Cái tên thương hiệu thường xuất hiện dưới góc nhìn của thị trường, bao trùm các yếu tố như: logo, tên gọi, ấn tượng của khách hàng, chất lượng sản phẩm, danh tiếng, giá trị thương mại… Ai cũng có thể tự tạo ra nhãn hiệu, nhưng để nó trở thành thương hiệu được đông đảo người dân biết tới, cần một quá trình xây dựng và vun bồi.

Xét ở một khía cạnh nào đó, ta có thể hiểu rằng: Nhãn hiệu là cái có trước, thương hiệu là cái có sau. Sau một quá trình phát triển để chiếm được lòng tin Khách hàng, tạo dựng ấn tượng cho Khách hàng, nhãn hiệu mới trở thành thương hiệu.

Quá trình này được thể hiện như sau:

Nhãn hiệu (Trademark) ->Nhãn hiệu tin tưởng (Trustmark) -> Nhãn hiệu yêu thích ( Lovemark ) -> Thương hiệu (Brand)

So sánh giữa thương hiệu và nhãn hiệu để Quý Khách hàng có cái nhìn rõ hơn:

Đặc trưngNhãn hiệuThương hiệu
Tính hữu hìnhNhìn thấy, sờ, nghe… tức là xác nhận được bên ngoài Ngoài xác nhận bên ngoài nhờ nhìn, thấy, sờ, nghe còn có cảm nhận, nhận thức, hình tượng... trong tâm trí người tiêu dùng.
Thuật ngữTrademarkBrand
Phụ tráchLuật sư, nhân viên pháp lýChuyên viên xây dựng, quản trị thương hiệu, chuyên viên marketing
Góc độ tiếp cận, bảo hộDưới góc độ pháp luật
Luật pháp thừa nhận và bảo hộ
Dưới góc độ người sử dụng
Người tiêu dùng thừa nhận, tin cậy và trung thành gắn bó
Giá trị thương mạiCác nhãn hiệu đã đăng kí đều bình đẳng, chỉ xét về thời gian đăng kí và nhóm ngành đăng kíGắn liền với giá trị thương mại.

III.    ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU.

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được

Pháp luật Việt Nam hiện tại chỉ bảo hộ những thương hiệu mang nhãn hiệu có thể nhìn thấy bằng thị giác. Dấu hiệu nhìn thấy được phải thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, kể cả hình ba chiều, hoặc sự kết hợp các yếu tố đó với nhau và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, miễn là có thể nhìn thấy.

2.Nhãn hiệu có khả năng phân biệt

Nhãn hiệu phải dễ dàng nhận biết có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác thì mới có thể được bảo hộ. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Nói ngắn gọn, có 02 yêu cầu mà nhãn hiệu cần phải đáp ứng để được đánh giá là có khả năng phân biệt:

  1. Có khả năng tự phân biệt;
  2. Không trùng hoặc tương tự hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng kí cho cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ.

Các yếu tố của nhãn hiệu cần tránh vì không có khả năng được bảo hộ:

–    Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng. Lưu ý, hình vẽ quá rắc rối, phức tạp hoặc chữ số, chữ cái đứng rieng lẻ, thuộc ngôn ngữ không thông dụng thì cũng không khiến người xem ghi nhớ được, vẫn được xem là không có khả năng bảo hộ;

–    Dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

–    Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;

–    Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

–    Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;

–    Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theođiềuước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

–    Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

–    Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm;

–    Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

–    Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

–    Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;

–    Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

–    Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

Với những nhãn hiệu nổi tiếng đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì sẽ tự động được bảo hộ mà không cần phải đăng kí.

IV.TRÌNH TỰ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Bước 1: Tra cứu, rà soát

Để đảm bảo nhãn hiệu dự định đăng kí không có các yếu tố bị đánh giá là không thể bảo hộ được, người nộp đơn cần phải rà soát kĩ các điều kiện cũng như tra cứu trong dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu cần đăng ký. Sau khi tra cứu, đánh giá, có thể sẽ cần sửa đổi nhãn hiệu đăng kí rồi mới tiến hành nộp đơn đăng kí bảo hộ.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng kí nhãn hiệu

Người nộp đơn cần phải mô tả nhãn hiệu và lựa chọn nhóm đăng ký bảo hộ bên cạnh việc kê khai các thông tin liên quan một cách chính xác, rõ ràng, cụ thể.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Người nộp đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Sau khi nhận đơn đăng ký nhãn hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của nhãn hiệu. Đây chính là cơ sở pháp lý để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức.

Thông thường, sau khoảng 01 đến 02 tháng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn hoặc ra thông báo yêu cầu bổ sung thông tin nhằm đảm bảo nội dung đăng kí rõ ràng hơn.

Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn. Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Trường hợp cần phải bổ sung thông tin hoặc giải trình, chủ đơn làm đơn và gửi tới Cục sở hữu trí tuệ và chờ Xét nghiệm hình thức đơn.

Khi đơn đã hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi Thông báo đơn hợp lệ hình thức về cho chủ đơn theo địa chỉ đã ghi trong tờ khai.

Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn.

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thực tế thẩm định nội dung của thương hiệu khoảng 12-18 tháng.

Bước 7: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ.

Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng để nhận văn bằng bảo hộ.

Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn có quyền làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình nếu cảm thấy chưa thỏa đáng.

V.DỊCH VỤ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU CỦA CHÚNG TÔI

Có thể thấy rằng, có khá nhiều yếu tố cần tránh khi xây dựng nhãn hiệu và việc rà soát, tra cứu không hề dễ dàng. Thủ tục này không yêu cầu quá nhiều loại giấy tờ nhưng lại cần được mô tả, giải trình một cách chính xác để Doanh nghiệp vận hành lâu dài dựa trên nội dung đã đăng kí. Vì vậy, nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, giúp khách hàng không phải tốn thời gian tra cứu và phân vân giữa nhiều yếu tố để tập trung vào công việc kinh doanh, Luật Phúc Cầu cung cấp dịch vụ đăng kí bảo hộ thương hiệu.

Đến với Luật Phúc Cầu, Quý khách hàng chỉ cần cung cấp:

–    Thông tin của người nộp đơn: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại quốc tịch;

–    Nhóm ngành mà người đăng kí muốn hoạt động, phát triển cùng với thương hiệu;

–    Mẫu nhãn hiệu: 08 mẫu.

Các công việc còn lại bao gồm kiểm tra nhãn hiệu, tra cứu trùng lặp, soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng kí đều sẽ do Luật Phúc Cầu đảm nhiệm.

Tự hào là một trong những Công ty có nhiều kinh nghiệm làm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, Luật Phúc Cầu tự tin rằng sẽ mang đến cho Quý Khách hàng và Quý Công ty sự hài lòng nhất.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *