“Mất bò mới lo làm chuồng” – Những thiệt hại khi chậm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Chậm bào hộ nhãn hiệu sẽ dẫn tới những thiệt hại khôn lường cho Doanh nhân và Doanh nghiệp, khiến họ lâm vào cảnh “may áo cưới cho người“. Trong bài viết dưới đây, Luật Phúc Cầu sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể về vấn đề này.

1.Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (trademark) là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau.

Là quốc gia phát triển sau, các nhà lập pháp Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để đưa ra khái niệm mang tính khái quát, bao trùm hơn tại Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009: “Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

2.Sự cần thiết của việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu

Doanh nghiệp nào cũng có tên gọi, có nhãn hiệu của riêng mình, thậm chí cá nhân cũng có thể tạo một hoặc nhiều nhãn hiệu của riêng mình tương ứng với các loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Sau quá trình hoạt động, quảng cáo, phát triển các sản phẩm, dịch vụ đi cùng với nhãn hiệu đó, chủ nhãn hiệu sẽ vun bồi giá trị của nhãn hiệu, tạo được ấn tượng cho người tiêu dùng về nhãn hiệu của chính mình. Dần dà, nhắc tới nhãn hiệu này thì người ta sẽ nghĩ ngay tới những
đặc điểm mà doanh nghiệp dày công xây dựng, đó chính là lúc nhãn hiệu được khoác lên tấm áo vàng, trở thành thương hiệu.

Khi bước vào kinh doanh, người chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào việc kinh doanh, xây dựng thương hiệu lớn mạnh để đưa doanh nghiệp của mình phát triển đi lên mà thường quên mất việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu của chính mình. Rồi đến một ngày đẹp trời, doanh nghiệp nhận được thông báo của cục quản lý thị trường, nhận được thư yêu cầu ngừng sử dụng nhãn hiệu, vậy là bao công gầy dựng, vun bồi nên thương hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ, gắn liền với ấn tượng của khách hàng, nhãn hiệu với bao tâm huyết do chính doanh nhân nghĩ ra nay lại thành “may áo cưới cho người”.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, các hình thức cạnh tranh muôn màu muôn vẻ mà vẫn vô cùng khốc liệt. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới diễn ra ngày càng phổ biến, tinh vi, phức tạp. Cùng với đó là việc người tiêu dùng chấp nhận sử dụng hàng giả, hàng nhái… những điều này đều khiến doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn đến việc bảo vệ tối đa sức cạnh tranh thương hiệu của mình trên thị trường. Và bước đầu tiên chính là “khai sinh” cho thương hiệu của mình để được pháp luật bảo hộ.

Việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu được tiến hành càng sớm càng tốt, theo đó, quyền và lợi ích được Cục sở hữu trí tuệ bảo vệ sớmloại trừ quyền đăng kí nhãn hiệu khác trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn của các đơn vị khác. Từ đó, doanh nghiệp hoặc cá nhân sở hữu nhãn hiệu có thể khai thác tối đa nhãn hiệu của chính mình: sử dụng nhãn hiệu, quảng cáo, chuyển nhựng…

Ngoài ra, khi gặp tổ chức hoặc cá nhân nào đăng sử dụng nhãn hiệu mình đã đăng kí cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp có thể sử dụng pháp luật như một công cụ để khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của mình và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu không đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, thì cho dù có dày công gây dựng và phát triển đến đâu đi chăng nữa, khi gặp phải đối thủ cạnh tranh cũng sử dụng nhãn hiệu, sản phẩm y hệt như của mình, doanh nghiệp cũng không có đủ cơ sở pháp lý để khởi kiện hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng xử lí vi phạm đối với nhãn hiệu của mình. Thậm chí, như đã nói trên, người chủ nhãn hiệu sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất hẳn nhãn hiệu của chính mình.

3.Kinh doanh nhỏ lẻ có cần đăng kí bảo hộ nhãn hiệu?

Tại sao lại không cần? Cho dù kinh doanh nhỏ lẻ, doanh thu sẽ là yếu tố được quan tâm hàng đầu thay vì khai thác thương hiệu và xây dựng hình ảnh, nhưng một khi đã khởi nghiệp, ai cũng quyết tâm đưa thương hiệu của mình đi lên phát triển, lớn mạnh và trên hết là phải tốt, phải đặc biệt, không ai có thể bắt chước, đạo nhái. Cho dù lĩnh vực kinh doanh là gì, sản phẩm là gì đi chăng nữa, đó đều là công sức, là thành quả lao động cả trí óc lẫn tay chân, đều cần
được trân trọng, ghi nhớ và bảo vệ.

Cho dù là doanh nghiệp nhỏ, hay kinh doanh nhỏ lẻ thì sản phẩm, dịch vụ của chính bạn cung cấp cũng nên đi cùng với nhãn hiệu của chính bạn tạo dựng và được pháp luật bảo hộ.

4.Những vụ việc tranh chấp thương hiệu lớn

Năm 2011, Việt Nam ngỡ ngàng khi biết công ty GuangZhou của Trung Quốc đã đăng kí và được cấp đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Cà phê Buôn Mê Thuột” thời hạn 10 năm trên khắp lãnh thổ nước bạn. Trong khi địa điểm này, sản vật này là của chính đất nước Việt Nam. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển kinh doanh thương hiệu cà phê này và hạn chế xuất khẩu mặt hàng cà phê qua thị trường Trung Quốc.

Vì sao Việt Nam lại chưa đăng kí nhãn hiệu “Cà phê Buôn Mê Thuột” trong phạm vi quốc gia và cả thị trường quốc tế? Bởi trước khi Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột ra đời vào cuối năm 2010, ở Đắk Lắk chưa có một tổ chức nào đủ khả năng quản lý, sử dụng, phát triển chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột. Mặt khác, muốn được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý này, các tổ chức và hộ nông dân phải áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng trong sản xuất, chế biến cà phê. Trong khi đang chờ đợi, nhãn hiệu nổi tiếng này đã bị doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký trước và “hớt tay trên”.

Không chỉ riêng nhãn hiệu “Cà phê Buôn Mê Thuột”, ở nước ngoài, còn có rất mang thương hiệu Việt Nam, đã được bảo hộ nhưng lại là sản phẩm của nước ngoài: “Nước mắm Phú Quốc”, “Kẹo dừa Bến Tre”… Có thể thấy, sản vật Việt Nam phong phú, chất lượng, nhưng lại không được chú trọng về bảo hộ thương hiệu/nhãn hiệu nên thường bị lợi dụng và xâm phạm.

Với những trường hợp này, phía Việt Nam phải thực hiện thủ tục hủy bỏ đăng kí bất hợp pháp và thời gian kéo dài từ 2-3 năm. Trong 2-3 năm này, kinh tế thị trường đã có những bước tiến phát triển để mở rộng thương hiệu cà phê rộng rãi và chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá để phát triển tại nước ngoài vì vấn đề bảo hộ thương hiệu.

5.Làm sao để tránh những rắc rối đáng tiếc?

Để tránh những rắc rối đáng tiếc đối với việc sử dụng nhãn hiệu của mình và không phải nhận hậu quả “trâu chậm uống nước đục”, nhất là khi chúng ta đã biết và nhận thức được sự quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền để tạo nên một thương hiệu cho riêng mình thì không lý do gì chúng ta không nhanh chân đăng ký nhãn hiệu ngay từ bây giờ. Bởi nếu muốn phát triển và tồn tại, các doanh nghiệp Việt Nam nên nâng cao khả năng tự bảo vệ mình bên cạnh
việc phát triển hoạt động kinh doanh. Hãy ý thức ngay đến việc bảo vệ nhãn hiệu, không có gì là thừa và cũng không có gì là muộn nếu chúng ta biết được mục tiêu của chúng ta sẽ vươn cao, vươn xa đến đâu khi đăng ký nhãn hiệu độc quyền, từ đó có nền móng để gây dụng nên một giá trị thương hiệu bền vững và có uy tín trên thị trường trong nước và trên thế giới.

Nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, giúp khách hàng tránh được những rủi ro kể trên và làm chủ mọi hoạt động kinh doanh của mình, Luật Phúc Cầu cung cấp dịch vụ đăng kí bảo hộ thương hiệu.

Đến với Luật Phúc Cầu, Quý khách hàng chỉ cần cung cấp:

  • Thông tin của người nộp đơn: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại quốc tịch;
  • Nhóm ngành mà người đăng kí muốn hoạt động, phát triển cùng với thương hiệu;
  • Mẫu nhãn hiệu: 08 mẫu.

Các công việc còn lại bao gồm kiểm tra nhãn hiệu, tra cứu trùng lặp, soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng kí đều sẽ do Luật Phúc Cầu đảm nhiệm.

Tự hào là một trong những Công ty có nhiều kinh nghiệm làm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, Luật Phúc Cầu tự tin rằng sẽ mang đến cho Quý Khách hàng và Quý Công ty sự hài lòng nhất.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *