Bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình trước những chiêu trò cạnh tranh tinh vi và khốc liệt từng ngày từng giờ là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, Luật Phúc Cầu sẽ cung cấp những lý do cần thiết để lý giải vì sao cần phải bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Để tạo ra một nhãn hiệu rất đơn giản, nhưng để đi tới bước nhãn hiệu trở thành thương hiệu, có ấn tượng nhất định trong tiềm thức của người tiêu dùng cần thời gian và công sức. Và các lý do dưới đây sẽ góp phần bảo về và phát triển phần công sức ấy.
1. Được pháp luật công nhận và bảo vệ
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ được pháp luật công nhận những dấu hiệu này đi kèm với hàng hóa, dịch vụ của mình; được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gắn liền với nhãn hiệu này dưới sự bảo hộ của pháp luật. Mọi hành vi sao chép, hoặc sử dụng nhãn hiệu khác gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký đều là hành vi trái pháp luật. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu những đơn vị này ngừng sử dụng nhãn hiệu tương tự hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký.
Một tên gọi hay, hình ảnh đẹp sẽ có nhiều người muốn sử dụng. Có thể hiểu đăng ký nhãn hiệu giống như được pháp luật công nhận và bảo vệ để giữ dấu hiệu đó cho riêng Doanh nghiệp, nên càng đăng ký sớm càng tốt.
-> Đọc thêm: “Mất Bò Mới Lo Làm Chuồng – Những Thiệt Hại Khi Chậm Đăng Kí Bảo Hộ Nhãn Hiệu
2. Giúp quảng bá thương hiệu:
Từ nhãn hiệu đã đăng kí và được pháp luật bảo vệ, Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nhãn hiệu đi cùng với chất lượng sản phẩm một cách ‘danh chính ngôn thuận’, gia tăng giá trị thương mại, trở thành thương hiệu riêng của Doanh nghiệp. Việc này giúp Khách hàng nhanh chóng biết đến vị trí và tên tuổi của Doanh nghiệp bạn trên thị trường thông qua quảng cáo và tiếp thị, tạo ấn tượng trong lòng người tiêu dùng về cấp độ của sản phẩm và giúp quảng cáo cho sản phẩm đó. Dần dà, nhãn hiệu sẽ gắn liền với phẩm chất tốt đẹp của sản phẩm và đi vào tiềm thức người tiêu dùng.
Triển khai hoạt động kinh doanh cả trên thương trường lẫn đảm bảo mặt pháp lý luôn là những bước đi vững chắc và chuyên nghiệp nhất của một doanh nghiệp.
3. Tránh rủi ro bị sao chép, làm nhái thương hiệu:
Cùng với tính chính danh khi sử dụng nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ, không ai có quyền được xâm phạm, đạo nhái tới nhãn hiệu đã được bảo hộ này. Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu bảo vệ nhãn hiệu khỏi bị các đơn vị khác sử dụng trùng lặp dù vô tình hay cố ý, gây ảnh hưởng và gây nhầm lẫn tới chính thương hiệu của Doanh nghiệp.
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trường hợp làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) gây thiệt hại 500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Người phạm tội có thể bị phạt tù tối đa đến 3 năm và phải bồi thường toàn bộ các thiệt hại đã gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu theo theo khoản 2 Điều 226 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
4. Tránh rủi ro bị “cướp” mất thương hiệu đã dày công gây dựng:
Khi bước vào kinh doanh, có thể người chủ doanh nghiệp chỉ tập trung vào kinh doanh, xây dựng thương hiệu lớn mạnh để đưa doanh nghiệp của mình phát triển đi lên mà thường quên mất việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu của chính mình. Rồi đến một ngày đẹp trời, doanh nghiệp nhận được thông báo của cục quản lý thị trường, nhận được thư yêu cầu ngừng sử dụng nhãn hiệu, vậy là bao công gầy dựng, vun bồi nên thương hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ, gắn liền với ấn tượng của khách hàng, nhãn hiệu với bao tâm huyết do chính doanh nhân nghĩ ra nay lại thành “may áo cưới cho người”.
Trong thời đại kinh tế, khoa học phát triển như vũ bão doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn đến việc bảo vệ tối đa sức cạnh tranh thương hiệu của mình trên thị trường. Và bước đầu tiên chính là “khai sinh” cho thương hiệu của mình để được pháp luật bảo hộ.
5. Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của Luật Phúc Cầu
Nếu muốn phát triển và tồn tại, các doanh nghiệp Việt Nam nên nâng cao khả năng tự bảo vệ mình bên cạnh việc phát triển hoạt động kinh doanh, nhất là khi chúng ta đã biết và nhận thức được sự quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền để tạo nên một thương hiệu cho riêng mình. Hãy ý thức ngay đến việc bảo vệ nhãn hiệu, để tránh những rắc rối, nuối tiếc không đáng có và để bảo vệ chính doanh nghiệp của mình.
Nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, giúp khách hàng tránh được những rủi ro kể trên và làm chủ mọi hoạt động kinh doanh của mình, Luật Phúc Cầu cung cấp dịch vụ đăng kí bảo hộ thương hiệu.
Đến với Luật Phúc Cầu, Quý khách hàng chỉ cần cung cấp:
– Thông tin của người nộp đơn: tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại quốc tịch;
– Nhóm ngành mà người đăng kí muốn hoạt động, phát triển cùng với thương hiệu;
– Mẫu nhãn hiệu: 08 mẫu.
Các công việc còn lại bao gồm kiểm tra nhãn hiệu, tra cứu trùng lặp, soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng kí đều sẽ do Luật Phúc Cầu đảm nhiệm.
Tự hào là một trong những Công ty có nhiều kinh nghiệm làm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, Luật Phúc Cầu tự tin rằng sẽ mang đến cho Quý Khách hàng và Quý Công ty sự hài lòng nhất.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !