XÂY DỰNG VÀ SOẠN THẢO QUY CHẾ DOANH NGHIỆP

Để vận hành hiệu quả khi đi vào hoạt động, mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng quy chế công ty. Vậy quy chế công ty cần được xây dựng và soạn thảo như thế nào? Hãy cùng Luật Phúc Cầu làm rõ vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây:

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

1. Quy chế công ty là gì ?

Tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển, quy mô, hình thức và nhu cầu hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà các quy chế công ty có thể không giống nhau. Một khi có quy chế và tuân thủ theo nó thì mỗi bộ phận, mỗi lĩnh vực trong công ty sẽ đi vào nề nếp và hoạt động hiệu quả, phân công nhiệm vụ rõ ràng, không bị chồng chéo về quyền hạn, trách nhiệm hay chức năng hoạt động.

Vậy Quy chế công ty là gì?

Quy chế công ty được hiểu là những quy ước, quy định, chế độ, chính sách do một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của công ty ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định và có hiệu lực trong phạm vi của công ty đó mà các ban điều hành, các phòng ban và các thành viên công ty có trách nhiệm tuân thủ.

2. Đặc điểm của quy chế công ty

Quy chế công ty có các đặc điểm sau đây:

  • Tính tuân thủ, tính hợp pháp: Khi xây dựng, soạn thảo, rà soát quy chế đảm bảo không được trái với pháp luật và phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
  • Tính thực tiễn: Soạn thảo quy chế công ty cần căn cứ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh doanh của công ty và nhu cầu xã hội
  • Tính hiệu quả: Việc áp dụng quy chế công ty phải giải quyết được việc tiết kiệm thời gian, công sức, tài sản của doanh nghiệp.

3. Tầm quan trọng của quy chế công ty

Quy chế công ty có vai trò rất quan trọng trong việc giúp ích rất nhiều cho ban lãnh đạo quản lý công ty trôi chảy, thống nhất và công bằng, cụ thể:

  • Giúp quản lý điều hành nội bộ công ty dễ dàng hơn: cá nhân, tập thể, đơn vị, phòng ban trong doanh nghiệp đều có thể ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình thông qua các quy định được ghi ra trong quy chế nội bộ, từ đó hạn chế sự chồng chéo.
  • Giúp quản lý tốt nguồn lực của công ty. Những quy chế nội bộ về tài chính, thu chi, về lương thưởng chính là vũ khí đắc lực để quản lý nguồn vốn cũng như chế độ tài chính kế toán, tránh lãng phí, thất thoát…Những quy chế về nhân sự cũng là để bảo vệ nguồn lực con người, đặt được đúng người vào đúng vị trí, đúng sở trường để phát huy thế mạnh, tiềm năng của mỗi thành viên.
  • Giúp văn hóa ứng xử, môi trường làm việc trong công ty trở nên văn minh, lịch sự, hòa nhã, kỷ cương nhưng lại thoải mái, giúp cho hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng được nâng cao lên tầm mới.
  • Cách doanh nghiệp xây dựng bản sắc cho riêng mình. Pháp luật không quy định nội dung cũng như hình thức của quy chế nội bộ. Theo đó, mỗi doanh nghiệp đều có thể xây dựng quy chế phù hợp với văn hoá, cơ cấu công ty của mình, miễn không trái pháp luật.

4. Các nội dung cần có trong quy chế công ty 

Tuỳ vào loại hình, ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp mà nội dung quy chế sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các nội dung cơ bản sau vẫn cần được đảm bảo:

  • Quy định chung về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty; 
  • Quy định cụ thể về các hoạt động nội bộ như trình tự, thủ tục các cuộc họp; trình tự, thủ tục lựa chọn cán bộ quản lý; quy trình phối hợp hoạt động giữa các phòng ban trong công ty;…
  • Quy định về hành chính, nhân sự như quy chế về công tác; quy chế về lương và trợ cấp; quy chế khen thưởng và kỷ luật; quy chế về quản lý tài chính và kiểm toán;… 
  • Các nội dung cụ thể khác có liên quan đến hoạt động quản trị nội bộ công ty. 

——Xem thêm: Quy chế nội bộ doanh nghiệp——

5. Dịch vụ pháp lý của Luật Phúc Cầu

Quy trình xây dựng, soạn thảo quy chế doanh nghiệp của Luật Phúc Cầu được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ của khách hàng.

Bước 2: Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Bước 3: Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu quy chế hiện có của doanh nghiệp cùng các hồ sơ liên quan để kiểm tra, đối chiếu.

Bước 4: Tư vấn, kiểm tra, sửa đổi các quy chế công ty cũ hoặc soạn thảo quy chế mới cho phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn kinh doanh của khách hàng.

Bước 5: Theo dõi, sửa đổi quy chế mới khi áp dụng thực tiễn tại doanh nghiệp trong thời gian nhất định.

Bước 6: Bàn giao kết quả đã nghiệm thu.

Bước 7: Tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan trong quá trình áp dụng Quy chế.

—– Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên —–

Sử dụng Dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, Quý khách sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đảm bảo các thủ tục được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *