ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỖI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Hiện nay, nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngày càng cao, Việt Nam cũng đang là một trong những quốc gia có trào lưu Start-up phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam công nhận nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, đa dạng về chủng loại, phức tạp về quy định điều chỉnh và không phải ai cũng biết nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để phù hợp với số vốn hiện có, quy mô, ngành nghề kinh doanh của bản thân. Đồng thời, các loại hình doanh nghiệp lại có nhiều đặc điểm khác nhau trong việc tổ chức, quản lý – đây có thể là ưu điểm nhưng cũng có thể là hạn chế. Vì vậy, mỗi cá nhân cần thiết phải có sự am hiểu về ưu và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể tìm ra được loại hình tốt nhất, phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của mình. Bài viết dưới đây của Luật Phúc Cầu sẽ góp phần giúp quý khách giải đáp chủ đề trên.

⚜️ Khái quát chung:

Hiện nay có 5 loại hình Doanh nghiệp (DN) được pháp luật công nhận:

  • Công ty Cổ phần
  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Về cơ bản các loại hình công ty khác nhau những vấn đề sau:

  • Cơ cấu tổ chức của công ty;
  • Phương thức huy động vốn;
  • Tính phức tạp quản lý thủ tục cũng như chi phí của công ty;
  • Mức độ rủi ro (tính chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản hay trong phạm vi số vốn đã góp đối với các rủi ro, nợ của công ty)

? Như vậy, có thể thấy: Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Hãy cùng Luật Phúc Cầu phân tích cụ thể qua bảng thống kê các Ưu và Nhược điểm của 5 loại hình doanh nghiệp dưới đây:

Ưu và Nhược điểm của 5 loại hình doanh nghiệp

LOẠI

HÌNH DN

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

1. CÔNG TY

CỔ PHẦN

(Có tối thiếu từ 3 Thành viên trở lên.

Quy mô kinh doanh và vốn thường lớn)

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

➡️➡️ mức độ rủi ro của các cổ đông ít hơn.

– Khả năng huy động vốn của công ty rất cao và dễ dàng, linh hoạt do công ty cổ phần LÀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP DUY NHẤT trong 5 loại hình DN – không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn và được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ 2 trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật DN 2020.)

➡️➡️ Thủ tục chuyển nhượng cổ phần CTCP tương đối dễ dàng, vì thế thu hút được nhiều đối tượng cùng tham gia góp vốn vào doanh nghiệp;

– Với ưu thế khả năng huy động vốn nhanh và linh hoạt cho phép CTCP có thể hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.

➡️➡️ Đa phần các công ty (i) lớn, có ít nhất 3 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn trở lên, (ii) muốn KD ngành nghề đòi hỏi Vốn lớn sẽ ưu tiên lựa chọn CTCP để dễ dàng huy động vốn từ nhiều nguồn và nhiều đối tượng khác nhau. 

– Việc quản lý và điều hành CTCP rất phức tạp – do không hạn chế cổ đông nên số lượng cổ đông có thể rất lớn

➡️➡️ nhiều cổ đông có thể không quen biết nhau và dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích

– Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần tốn kém, phức tạp, yêu cầu cao hơn các loại hình công ty khác – do Cơ cấu tổ chức phức tạp hơn loại hình khác, bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán, thuế

+ Khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định (về quản lý hay kinh doanh) do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông [1]

➡️➡️ Từ đó dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

 

2. CÔNG TY

HỢP DANH

(Loại hình có sự kết hợp giữa  DNTN và TNHH.

Có ít nhất 2 thành viên hợp danh trở lên và có thể có hoặc không thành viên góp vốn)

 Việc quản lý và điều hành công ty hợp danh không quá phức tạp, do số lượng thành viên ít, hầu hết đều quen biết, tin tưởng nhau; là những cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp ➡️➡️ tạo được sự tin cậy cho đối tác;

– Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh ➡️➡️ công ty dễ dàng tạo được sự tin cậy với các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

– Không bị giới hạn về số lượng thành viên ➡️➡️ có thể kêu gọi vốn bằng hình thức bổ sung thêm thành viên vào công ty.

+ Vai trò của thành viên hợp danh trong công ty giống như Chủ doanh nghiệp tư nhân ➡️➡️ quyền lực tập trung vào những thành viên này. Vì thế mô hình tổ chức công ty cũng đơn giản, không cần thiết phải có nhiều phòng, ban rườm rà.

– Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên đối với các thành viên hợp danh có mức độ rủi ro cao hơn khi kinh doanh.

(Lưu ý: Riêng các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình)

– Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn ➡️➡️ việc huy động vốn còn hạn chế

+ So với doanh nghiệp tư nhân thì loại hình công ty này chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật hơn.

 

CÔNG TY TNHH

Công ty Trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp thông dụng nhất; sự lựa chọn an toàn, phổ biến nhất hiện nay vì nhiều lợi thế.[2] Theo quy định pháp luật hiện hành, Công ty TNHH bao gồm hai loại hình là Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên.

3. CÔNG TY

TNHH 1 TV

(Chỉ có 1 Chủ sở hữu <là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức> – đồng thời là Thành viên góp vốn)

ƯU ĐIỂM

 NHƯỢC ĐIỂM

– Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác  trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty ➡️➡️ dẫn đến rủi ro cho chủ sở hữu ít hơn. Đây cũng là một ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với Doanh nghiệp tư nhân.

– Do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu do đó chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty ➡️➡️ Cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý;

 

– Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn

➡️➡️ niềm tin với khách hàng và đối tác cũng bị giới hạn. Ngân hàng chỉ có thể cho vay khoản tiền nhỏ hơn giá trị thực của công ty TNHH 1 TV nhằm hạn chế rủi ro.

– Pháp luật không cho phép phát hành cổ phiếu ➡️➡️việc huy động vốn vẫn còn hạn chế.

– So với doanh nghiệp tư nhân thì công ty TNHH 1TV chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật hơn.

+ Công ty TNHH 1TV khi muốn thay đổi vốn điều lệ bằng cách  tiếp nhận phần vốn của thành viên mới hoặc chuyển nhượng vốn góp cho người khác thì phải chuyển đổi loại hình công ty.

4. CÔNG TY

TNHH 2TV

(có tối thiểu từ 2 đến tối đa 50 thành viên góp vốn làm Chủ sở hữu)

– Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty ➡️➡️ ít gây rủi ro cho người góp vốn.

Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ, các thành viên khi muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng, chào bán phần vốn góp cho các thành viên còn lại trong công ty trước. Nếu công ty hoặc các thành viên của công ty không mua hoặc mua không hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán thì mới được chào bán ra bên ngoài.

➡️➡️ Quy định này đã khiến các nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế được sự thâm nhập của người ngoài vào công ty. Từ đó, hoạt động của công ty TNHH cũng như các bí mật kinh doanh của công ty được bảo mật ở mức độ cao.

– Đây là loại hình vừa mang tính đối vốn, vừa mang tính đối nhân. Số lượng thành viên công ty cũng không nhiều. Vốn góp không chỉ là sợi dây liên kết duy nhất giữa các thành viên góp vốn mà họ còn có các mối thân quen với nhau – các cách thành viên thường quen biết, tin cậy nhau; do đó việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp như Công ty cổ phần.

–  Uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn.

– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phiếu

➡️➡️ Việc huy động vốn sẽ bị hạn chế. Công ty sẽ không có nhiều vốn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn.

– Số lượng thành viên trong công ty bị giới hạn là 50 người ➡️➡️ Gây khó khăn trong việc tiếp nhận vốn góp từ bên ngoài khi công ty mở rộng quy mô kinh doanh lớn hơn.

 

5. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

(Là DN chỉ do một cá nhân làm chủ.

Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho DN)

 

–  Do chỉ có 1 chủ ở hữu nên chủ sở hữu DNTN hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.

– Cơ cấu tổ chức của DNTN tương đối đơn giản so với 4 loại hình còn lại.

– Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác.

– Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty ➡️➡️ DNTN dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.

– Đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN.

– Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ nghĩa vụ của công ty.

– Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.

–  DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, TNHH hoặc CTCP.

–  Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được (i) đồng thời là chủ hộ kinh doanh và (ii) cũng không được trở thành thành viên công ty hợp danh.

 

[1] (i) Đại hội đồng cổ đông là bộ phận nắm quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Tuy nhiên, bộ phận này ít hoạt động và thường chỉ họp Đại hội đồng cổ đông mỗi năm 1 lần;

(ii) Hội đồng quản trị có toàn quyền quản lý và ra quyết định chiến lược cho công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông;

(iii) Giám đốc/Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.

➡️ Quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số không được đảm bảo. Thực tế, quyền lực của công ty tập trung chủ yếu vào các cổ đông lớn và những người điều hành quản lý, cho nên đối với những công ty cổ phần có Ban kiểm soát (phải có đối với CTCP có từ 11 CĐ trở lên) được lập ra mang tính chất hình thức hoặc không có Ủy ban kiểm toán nội bộ thì quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ có thể bị xâm phạm hoặc ảnh hưởng;

[2] Trong trường hợp thành viên CT TNHH muốn thoái vốn thì quyền ưu tiên mua sẽ dành cho các thành viên còn lại. Trong thời hạn 30 ngày nếu không có thành viên nào mua thì người đó mới có quyền chuyển nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức khác bên ngoài công ty. Đây là quyền lợi rất lớn dành cho các thành viên của CT TNHH vì sẽ hạn chế tối đa khả năng thâu tóm công ty của các thế lực bên ngoài.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *