Công ty Cổ phần: Cổ đông có được toàn quyền chuyển nhượng cổ phần – Công ty Cổ phần thường được biết tới với số vốn lớn và cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, trên thực tế, cố đông có được quyền chuyển nhượng cổ phần trong bí mật hoặc không công khai hay không?
1. Công ty Cổ phần có các đặc điểm cơ bản sau:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
– Cổ phần xác nhận quyền sở hữu tài sản của cổ đông trong Công ty cổ phần. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
– Công ty cổ phần quyết định mệnh giá của cổ phần và thể hiện mệnh giá cổ phần trên cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
– Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất và bằng nhau trong vốn điều lệ, không thể chia nhỏ hơn. Không có 0,5 cổ phần.
2. Các quy định hạn chế việc tự do chuyển nhượng cổ phần
Đối với Công ty Cổ phần, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận dăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập được tự do chuyển ngượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Ngoài quy định này, Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép Công ty Cổ phần được quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông, việc hạn chế chuyển nhượng phải được quy định trong Điều lệ công ty và các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Do đó, Công ty Cổ phần có cổ phần được chuyển nhượng phải thực hiện các thủ tục nội bộ này trước khi chuyển nhượng theo quy định của Điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp 2020. Riêng cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ đông sở hữu loại cổ phần này không được chuyển nhượng cho người khác.
Chúng ta có thể thấy, không phải trong mọi trường hợp, cổ đông đều có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần.
3. Thủ tục cần tiến hành
Tuy rằng khi chuyển nhượng cổ phần, cổ đông và Công ty Cổ phần không cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh, nhưng trong các trường hợp sau cần phải lưu ý:
– Chuyển nhượng cổ phần dẫn đến phải thay đổi loại hình doanh nghiệp;
– Chuyển nhượng cổ phần mà dẫn đến thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
– Tiến hành kê khai thuế, các chủ thể phát sinh nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến việc chuyển nhượng.
4. Dịch vụ Pháp lý của Luật Phúc Cầu
Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .
Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !