Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng hay không? – Văn phòng đại diện có thể đại diện cho công ty mẹ ký kết hợp đồng với đối tác hay không? Đây là một vấn đề mà nhiều người còn chưa nắm rõ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho quý bạn cách hiểu đúng về văn phòng đại diện.
1.Văn phòng đại diện là gì
Theo quy định tại khoản 2 điều 44 Luật doanh nghiệp 2020, “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.”
Doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, có thể đặt một hoặc nhiều Văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
2.Văn phòng đại diện có được phép đại diện kí hợp đồng hay không?
Nhiều người lầm tưởng rằng Văn phòng đại diện sẽ đại diện cho Doanh nghiệp đúng như tên gọi của nó. Tuy nhiên, điều cần phân biệt ở đây là phạm vi mà Văn phòng đại diện được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện có chức năng như một đơn vị trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; Thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; Rà soát, nghiên cứu thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty; Xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên,… nhưng không được quyền nhân danh Công ty mẹ để ký kết hợp đồng riêng.
Tuy nhiên, đối với Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài vẫn được kí hợp đồng trong 2 trường hợp:
TH1: Theo Nghị định 72/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam điều 20 khoản 3: “Trong trường hợp thương nhân nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu Văn phòng đại diện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.” Người đứng đầu văn phòng đại điện của Công ty bạn có thể giao kết hợp đồng mua bán khay đựng hoa quả nếu được sự ủy quyền bằng văn bản của Công ty tại Trung Quốc. Việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng.
TH2: Theo khoản 3 Điều 18 Luật thương mại 2005 Văn phòng đại diện được ký những hợp đồng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của mình như: Thuê địa điểm đặt trụ sở, thuê, mua các phương tiện vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện; Tuyển dụng lao động (người Việt Nam, người nước ngoài); Mở tài khoản ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Dịch vụ Pháp lý của Luật Phúc Cầu
Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .
Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !