Thời hạn báo cáo thuế của các doanh nghiệp tại Việt Nam 2021

Khai báo thuế là một hoạt động không thể tách rời bên cạnh hoạt động kinh doanh, nhất là trong giai đoạn hướng tới ‘Quốc gia khởi nghiệp’, có rất nhiều doanh nghiệp được khai sinh và hoạt động. Có thể vì quá tập trung vào công việc nên nhiều lúc doanh nghiệp không thể quán xuyến hết việc báo cáo đúng thời hạn, dẫn đến việc bị xử phạt. Sau đây, Luật Phúc Cầu xin cung cấp những loại báo cáo cần nộp tại các sở ban ngành và thời hạn nộp.

1.Các loại báo cáo phải nộp

– Báo cáo quyết toán thuế (GTGT, TNCN, TNDN);

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;

– Báo cáo tài chính.

2.Năm tài chính:

Thông thường, có thể lựa chọn năm tài chính, nhưng đa phần đều chọn năm tài chính tù 1/1 tới 31/12. Còn có một số năm tài chính khác như:

– 1/4 tới 31/3

– 1/7 tới 30/6

– 1/10 tới 30/9

3.Thời hạn nộp các loại báo cáo

Theo quy định tại điều 44, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, chúng ta có thông tin cụ thể như sau:

– Thời gian khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng/quý

-> Đọc thêm: Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý

+ Đối với nghĩa vụ thuế kê khai và nộp theo tháng: Chậm nhất ngày thứ 20 của tháng tiếp theo

+ Đối với nghĩa vụ thuế kê khai và nộp theo quý: Chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu tiên thuộc quý tiếp theo.

– Thời gian khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:

+ Hồ sơ quyết toán thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với;

+ Hồ sơ khai thuế năm: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính;

+ Hồ sơ quyết toán thuế thu nhạp cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch;

– Đối với thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế;

– Đối với trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp: Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện.

4.Dịch vụ Pháp lý StartUp của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi StartUp, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật và tránh bị xử phạt. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Luật Phúc Cầu cung cấp dịch vụ tư vấn Pháp lý StartUp, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *