Những ai có quyền thành lập công ty, mua cổ phần, góp vốn?

Đứng trước làn sóng khởi nghiệp, tự chủ công việc kinh doanh, ít nhiều trong chúng ta cũng mong muốn có được công ty của riêng mình. Tuy nhiên, trước khi tiến hành những thủ tục đăng ký thành lập hay bắt đầu lên các kế hoạch kinh doanh, chúng ta cần phải xác định: Những ai có quyền thành lập công ty, mua cổ phần, góp vốn.

Vấn đề này sơ khai, vô cùng đơn giản nhưng nếu không xác định kỹ sẽ làm mất thời gian, không thực hiện được các kế hoạch đề ra. Sau đây, Luật Phúc Cầu sẽ cùng bạn giải đáp vấn đề cơ bản và quan trọng này.

1.Những ai có quyền thành lập công ty:

Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020, cá nhân, tổ chức đều có quyền được thành lập và quản lý doanh nghiệp, chỉ trừ những trường hợp sau:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

  1. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
  2. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  3. b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  4. c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  5. d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”

Nếu không thuộc hai trường hợp nói trên thì bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để thành lập công ty.

2.Những ai có quyền được góp vốn, mua cổ phần:

Tổ chức, cá nhân đều có quyền góp vốn, mua cổ phần nhưng chỉ trừ 02 trường hợp:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan.

Nếu không thuộc hai trường hợp liệt kê trên hoặc là các cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ không bị cấm góp vốn, mua cổ phần.

3.Những ai được đứng tên đại diện và quản lý doanh nghiệp theo pháp luật?

Đầu tiên, cần phân biệt Người đại diện theo pháp luật và Người quản lý doanh nghiệp.

Người quản lý doanh nghiệp: Bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty

– Người đại diện theo pháp luật: Là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Công ty có thể nhiều Người quản lý, nhiều Người đại diện theo pháp luật, có thể được thuê ngoài hoặc đồng thời là thành viên hội đồng thành viên/hội đồng quản trị của công ty. Người quản lý doanh nghiệp chưa chắc đã là Người đại diện theo pháp luật, nhưng Người đại diện theo pháp luật thường cũng Người quản lý doanh nghiệp và được đăng ký thông tin với cơ quan quản lý kinh doanh.

Đối với vị trí này, chỉ cần một lưu ý nho nhỏ: Người đại diện theo pháp luật phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyển nếu xuất cảnh khỏi Việt Nam.

4.Dịch vụ Pháp lý StartUp của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi StartUp, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật và tránh bị xử phạt. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Luật Phúc Cầu cung cấp dịch vụ tư vấn Pháp lý StartUp, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *