BỊ CAN BỎ TRỐN THÌ VỤ ÁN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?

Bị can là một trong các chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình tố tụng hình sự. Việc xác định bị can có ảnh hưởng lớn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự cuối cùng. Trường hợp bị can bỏ trốn thì vụ án sẽ được giải quyết như thế nào? Mời Quý khách hàng cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây của Luật Phúc Cầu.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2021) – BLTTHS;

1. Bị can là gì?

Khoản 1 Điều 60 BLTTHS 2015 quy định về bị can như sau:

“Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy, một người hoặc pháp nhân khi đã có quyết định khởi tố bị can thì được gọi là bị can. Khi có đủ căn cứ xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, ngày tháng năm sinh của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo Điều khoản nào của Bộ luật Hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm; nếu bị can bị khởi tố về những tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ những tội danh và điều khoản áp dụng.

2. Quyền và nghĩa vụ của bị can

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự, bị can có các quyền sau đây:

“a) Được biết lý do mình bị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều này còn quy định các nghĩa vụ của bị can:

“a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”

Theo đó, bị can sẽ có các quyền nêu tại Khoản 2 và phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Khoản 3 Điều 60 BLTTHS 2015.

3. Bị can bỏ trốn thì xử lý như thế nào?

Tùy thuộc vào từng giai đoạn, việc bị can bỏ trốn sẽ được xử lý như sau:

  • Giai đoạn điều tra:

Điểm a Khoản 1 Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

“ 1. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi chưa xác đnh đưc b can hoc không biết rõ b can đang đâu nhưng đã hết thi hn điu tra v án. Trưng hp không biết rõ b can đang đâu, Cơ quan điu tra phi ra quyết đnh truy nã trưc khi tm đình ch điu tra;”

Theo quy định trên, khi không biết rõ bị can đang ở đâu mà hết thời hạn điều tra vụ án thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra.

—–Xem thêm: TRUY NÃ LÀ GÌ? QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRUY NÃ

  • Giai đoạn truy tố:

Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 247 BLTTHS 2015 quy định: “Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố thì Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này” .

Như vậy, khi vụ án bị can bỏ trốn, không biết ở đâu thì cơ quan tố tụng phải truy nã và tạm đình chỉ. Việc truy tố bị can chỉ có thể diễn ra khi bị can bị bắt hoặc đầu thú trước khi Viện kiểm sát ban hành cáo trạng.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 242 BLTTHS 2015 về Nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố như sau:

“2. Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:

a) B can b trn;

Theo đó, trường hợp bị can bỏ trốn không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can thì Viện kiểm sát tách vụ án đối với bị can bỏ trốn, các bị can khác trong vụ án vẫn tiến hành truy tố theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế, việc tách vụ án giúp đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho những người tham gia tố tụng khác.

  • Giai đoạn xét xử:

Điểm b Khoản 1 Điều 281 BLTTHS 2015 quy định về Tạm đình chỉ vụ án như sau:

“1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

b) Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;…”

Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 290 BLTTHS 2015 quy định tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp “b cáo trn và vic truy nã không có kết qu. Tuy nhiên để xét xử bị cáo đang bị truy nã thì trước đó Viện Kiểm sát phải có cáo trạng để truy tố, đề nghị xét xử đối với bị can đó. Còn trường hợp nếu Viện Kiểm sát không truy tố đối với bị can thì không có căn cứ để Tòa án xét xử đối với bị can đó.

Như vậy, nếu thời điểm đưa vụ án ra xét xử mà bị cáo vẫn bỏ trốn và chưa truy bắt được thì quá trình xét xử vẫn có thể diễn ra bình thường. Khi đó, bị cáo bỏ trốn sẽ mất đi các quyền lợi như đã nêu đề cập tại mục 2.

Tóm lại, tùy từng giai đoạn mà có các hướng xử lý khác nhau trong trường hợp bị can bỏ trốn.

Ngoài ra. đối với trường hợp bị can trốn ra nước ngoài thì trong quá trình truy nã bị can, nếu có căn cứ cho thấy bị can đang trốn tránh ở quốc gia có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì cơ quan tố tụng Việt Nam cũng có quyền căn cứ vào nội dung Hiệp định tương trợ tư pháp để yêu cầu nước sở tại bắt giữ và dẫn độ bị can về Việt Nam để xử lý theo quy định pháp luật. Trường hợp bị can trốn tránh ở quốc gia chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng có thể thông qua con đường ngoại giao, căn cứ vào các tập quán quốc tế để yêu cầu nước sở tại phối hợp bắt giữ và dẫn độ đối tượng về nước để giải quyết theo quy định pháp luật.

4. Bắt được bị can bỏ trốn theo quyết định truy nã

Theo Khoản 3 Điều 231 BLTTHS quy định về Truy nã bị can:

3. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.”

Và theo Khoản 1 Điều 235 BLTTHS quy định:

“Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 249 BLTTHS có quy định như sau:

“Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, với các quy định trên, khi bắt được bị can bỏ trốn theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã và ra quyết định phục hồi điều tra, quyết định phục hồi vụ án theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết của Luật Phúc Cầu về Bị can bỏ trốn thì vụ án có được xét xử hay không. Trường hợp trong bài viết có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bài viết khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ pclawfirm.vn@gmail.com hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 0236.777.3979 Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *