HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN KHÔNG CÓ TÀI SẢN

Thi hành án dân sự có thể coi là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng dân sự, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được thực thi, góp phần bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan. Trên thực tế xảy ra trường hợp khi Tòa án đã tuyên bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án. Vậy, hướng giải quyết trong trường hợp này như thế nào? Luật Phúc Cầu sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp thông qua bài viết sau đây.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

1. Người phải thi hành án

Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) quy định:

“Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.”

Thông thường, người phải thi hành án là bị đơn, người bị yêu cầu và người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, bị cáo và người có thẩm quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự mà yêu cầu, phản đối yêu cầu của họ không được chấp nhận trong giai đoạn xét xử.

Người phải thi hành án có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 7a Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014, như sau:

1. Người phải thi hành án có các quyền sau đây:

a) Tự nguyện thi hành án; thỏa thuận với người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, phương thức, nội dung thi hành án; tự nguyện giao tài sản để thi hành án;

b) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật này;

c) Được thông báo về thi hành án;

d) Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản; yêu cầu Tòa án giải thích những điểm chưa rõ, đính chính lỗi chính tả hoặc số liệu sai sót; khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có tranh chấp về tài sản liên quan đến thi hành án;

đ) Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án cho người khác theo quy định của Luật này;

e) Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ;

g) Được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này;

h) Khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

2. Người phải thi hành án có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thi hành đầy đủ, kịp thời bản án, quyết định;

b) Kê khai trung thực tài sản, điều kiện thi hành án; cung cấp đầy đủ tài liệu, giấy tờ có liên quan đến tài sản của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai đó;

c) Thực hiện các quyết định, yêu cầu của Chấp hành viên trong thi hành án; thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự khi có thay đổi về địa chỉ, nơi cư trú;

d) Chịu chi phí thi hành án theo quy định của Luật này.”

2. Giải quyết trường hợp người phải thi hành án không có tài sản

Đối với trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện để thực hiện quyết định thi hành án thì căn cứ theo Khoản 2 Điều 44 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:

2. Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện để thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.”

Như vậy, đối với trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì Chấp hành viên sẽ tiếp tục xác minh điều kiện thi hành án ít nhất 6 tháng một lần. Sau hai lần xác minh mà vẫn chưa có đủ điều kiện để thi hành án thì việc xác minh lại được tiến hành khi chấp hành viên có thông tin mới về điều kiện thi hành án.

Căn cứ để xác định việc chưa có điều kiện thi hành án được quy định tại Khoản 1 Điều 44a Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014, cụ thể:

“1. Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;

b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;

c) Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.”

Có thể thấy, việc người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án là một trường hợp để Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Lúc này, Chấp hành viên sẽ xác minh điều kiện thi hành án quy định tại Khoản 2 Điều 44 như phân tích ở trên.

Như vậy, người không có tài sản không đương nhiên hết nghĩa vụ phải thi hành án. Nếu có căn cứ xác định người này có điều kiện thi hành, Chấp hành viên sẽ xác minh lại để Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án.

3. Biện pháp đảm bảo và biện pháp cưỡng chế thi hành án

Trường hợp trong thời gian tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì cơ quan thi hành án sẽ có biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định về Thời hạn tự nguyện thi hành án:

“1. Thi hn t nguyn thi hành án là 10 ngày, k t ngày ngưi phi thi hành án nhn đưc quyết đnh thi hành án hoc đưc thông báo hp l quyết đnh thi hành án.

2. Trưng hp cn ngăn chn ngưi phi thi hành án có hành vi tu tán, hy hoi tài sn hoc hành vi khác nhm trn tránh vic thi hành án thì Chp hành viên áp dng ngay bin pháp quy đnh ti Chương IV ca Lut này.”

Như vậy, thi hn t nguyn thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc nhận được thông báo hợp lệ Quyết định thi hành án.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật thi hành án dân sự quy định về Cưỡng chế thi hành án:

“1. Hết thi hn quy đnh ti khon 1 Điu 45 ca Lut này, ngưi phi thi hành án có điu kin thi hành án mà không t nguyn thi hành án thì bng chế.”

Theo đó, vic cưng chế thi hành án ch xy ra khi ngưi phi thi hành án có điu kin thi hành án mà không t nguyn thi hành án.

Khoản 3 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định các biện pháp đảm bảo thi hành án bao gồm:

  • Phong tỏa tài khoản;
  • Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
  • Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Bên cạnh đó, Điều 71 Luật Thi hành án dân sự còn quy định về Biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau:

“1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”

Những biện pháp trên nhằm đảm bảo người phải thi hành án không có hành vi chống đối nghĩa vụ của mình.

Như vậy, từ những quy định trên, người phải thi hành án không có tài sản không đương nhiên được miễn thi hành án mà phải qua quá trình xác minh chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền và nếu như người đó còn khả năng lao động, có khả năng tạo lập ra những khoản thu nhập từ lao động sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản được người thứ ba nắm giữ hoặc có bất cứ khoản chi phí nào khác thì cơ quan thi hành án sẽ khấu trừ tài sản và thực hiện việc thi hành án.

4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014:

Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo quy định của Luật này.”

Bên cạnh đó, Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định về Thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:

“1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.”

Theo đó, việc yêu cầu thi hành án dân sự phải được thực hiện trong thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự. Nếu hết thời hiệu yêu cầu thi hành án thì người được thi hành án coi như mất quyền yêu cầu thi hành án, vụ việc cũng không được khởi kiện lại vì Bản án đã có hiệu lực pháp luật. Trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hành án trong thời hiệu đã quy định thì đương sự có thể yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét việc thi hành án quá hạn.

Trên đây là bài tư vấn của Luật Phúc Cầu về Hướng giải quyết trong trường hợp người phải thi hành án không có tài sản. Trường hợp trong bài tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bài tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ pclawfirm.vn@gmail.com hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 0236.777.3979 Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *