So sánh Công ty TNHH Một thành viên và Công ty TNHH Hai thành viên

So sánh Công ty TNHH Một thành viên và Công ty TNHH Hai thành viên – Công ty TNHH Một thành viên và Công ty TNHH Hai thành viên là hai mô hình công ty phổ biến khi thành lập doanh nghiệp. Nắm được những điểm tương đồng và những điểm khác biệt cơ bản của hai loại hình này sẽ giúp cho Quý khách hàng lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng kinh doanh của mình. Luật Phúc Cầu sẽ phân tích và so sánh hai loại hình công ty này cho Quý khách hàng được hiểu rõ hơn:

1. Điểm giống

  • Đều có tư cách pháp nhân sau khi nhận giấy đăng ký kinh doanh.
  • Thành viên công ty đều có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
  • Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi góp vốn của mình.
  • Đều không được phát hành trái phiếu.

2. Điểm khác

  • Khái niệm

Công ty TNHH 1 thành viên: Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

  • Số lượng thành viên:

Công ty TNHH 1 thành viên do một cá nhân hoặc một tổ chức góp vốn và làm chủ sở hữu.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 được quy định là từ 2 người trở lên và tối đa không vượt quá 50 người.

  • Tăng, giảm vốn điều lệ

Công ty TNHH 1 thành viên: Công ty TNHH tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.

Lưu ý: Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

– Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

+ Tăng vốn góp của thành viên;

+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

– Công ty có thể giảm vốn bằng cách mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020.

  • Cơ cấu tổ chức

Công ty TNHH 1 thành viên: Không bắt buộc phải có Hội đồng thành viên. Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *