Dưới tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn. Vì tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh và phức tạp, có thể sẽ xảy ra trường hợp nguồn vốn chưa kịp xoay vòng để sinh lời, doanh nghiệp không đủ tài chính để chi trả cho các hợp đồng đã kí kết. Như vậy, chúng ta phải làm gì khi đối tác chậm thanh toán hợp đồng?
Trong tình hình này, bên nào của hợp đồng cũng cần có nguồn tài chính ổn định để duy trì và phát triển. Trong bài viết này, Luật Phúc Cầu sẽ mang đến những giải pháp phù hợp nhất trong tình huống này.
1.Nghĩa vụ thanh toán
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về Hợp đồng mua bán tài sản:
“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”
Theo đó, có thể hiểu hợp đồng là giao ước giữa các bên với nhau, các nội dung giao ước bao gồm nghĩa vụ thanh toán. Việc thanh toán là nghĩa vụ buộc phải thực hiện theo như thỏa thuận và phải bảo đảm về phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, số tiền thanh toán.
Một bên đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng/cung ứng dịch vụ nhưng bên còn lại không thanh toán thì có thể xem là bội ước. Từ đây, chúng ta sẽ áp dụng các biện pháp yêu cầu bên mua thanh toán theo quy định của pháp luật.
2.Các biện pháp áp dụng khi đối tác chậm thanh toán hợp đồng
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền tại Điều 440 như sau:
“Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
- Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
- Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này”.
a.Yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả
Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
- Áp dụng các chế tài trong thương mại
– Phạt vi phạm: Trước hết, để có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt do vi phạm hợp đồng thì trong hợp đồng phải có thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm và phải có vi phạm xảy ra. Mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
“Điều 300. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại: Nếu muốn bên vi phạm hợp đông bồi thường thiệt hại thì buộc phải chứng minh thiêt hại xuất phát từ việc chậm thanh toán tiền của bên đó.
“Điều 302. Bồi thường thiệt hại
- Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
- Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”
Tuy nhiên, pháp luật không quy định hình thức yêu cầu cụ thể là gì, vậy nên chúng ta có thể thông qua các hình thức như: yêu cầu bằng văn bản, email, fax, miệng… Đây là câu chuyện mà bên yêu cầu thanh toán cần viết nên, điều mấu chốt là có bằng chứng lưu lại hành vi yêu cầu và thái độ/câu trả lời của bên có nghĩa vụ thanh toán cho những biện pháp khác về sau.
3.Khởi kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp (Tòa án hoặc Trọng tài thương mại)
Trong thời kì kinh tế bị ảnh hưởng, các bên thông cảm và cho nhau thêm thời gian. Tuy nhiên nếu đã áp dụng các chế tài thương mại mà đối phương chây ì và không có thiện chí, thì chúng ta hoàn toàn có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật để đòi số tiền trong hợp đồng, tiền lãi trên số tiền chậm trả, phạt hợp đồng và bồi thương thiệt hại (nếu có).
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại là 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm hại.
4. Dịch vụ của Luật Phúc Cầu
Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .
Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi!