Thời kì bùng nổ đại dịch cũng là thời kì phát triển bùng nổ của các công ty thương mại điện tử của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhờ kết nối Internet, smartphone cùng với điều kiện khách quan là hạn chế ra ngoài và tiếp xúc, các công ty thương mại điện tử đã và đang gia tăng thị phần tại Việt Nam.
1.Tiềm năng của thị trường Việt Nam
Với hơn 60 triệu người dùng Internet, tầng lớp trung lưu có sức tiêu dùng lớn đang trên đà gia tăng, Việt Nam đang thể hiện tiềm năng mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại điện tử. Do vậy, các doanh nghiệp quan tâm đến thị trường này cũng là một điều hiển nhiên, ví dụ như Alibaba cũng mong muốn tham gia đầu tư vào tập đoàn Masan của Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc thanh toán bằng tiền mặt cũng đang có xu hướng giảm thiểu trong thời đại kinh tế mới và các chính sách pháp lý cho môi trường thanh toán điện tử cũng đang được cải thiện. Tuy nhiên, người dân Việt Nam vẫn chưa còn nghi ngờ chất lượng sản phẩm mua online, nhưng đây cũng đồng thời là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp khai thác. Trong năm 2020, theo Infocus Mekong Research, đại dịch Covid-19 đã làm tăng lượng mua sắm trực tuyến lên 30% đối với nhiều sản phẩm (thực phẩm, đồ điện tử …).
2.Quy định của pháp luật
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Cũng theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP, có 4 hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử:
a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;
b) Website đấu giá trực tuyến;
c) Website khuyến mại trực tuyến;
d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Trước khi thành lập một trang web thương mại điện tử, nhà đầu tư cần lưu ý những điểm sau:
– Nên hoạch định trước các hình thức thanh toán: Là thanh toán trực tiếp, hay thanh toán trung gian qua ví điện tử hay ngân hàng…;
– Vốn điều lệ không có yêu cầu tối thiểu nhưng cần phải lưu ý phần vốn góp phải bao gồm các chi phí kinh doanh, không nên đặt quá thấp;
– Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử thương nhân có yếu tố nước ngoài thì phải đảm bảo một trong hai yếu tố sau đây:
+ Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
+ Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
– Thương mại điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên cần phải có sự chấp thuận của Bộ Công thương;
Bản chất của hoạt động website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là thương nhân cung cấp nền tảng, môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP, việc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Đây là hoạt động có điều kiện đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vì vậy, để hoạt động thương mại điện tử, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được cấp Giấy phép kinh doanh.
Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP bao gồm:
– Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt đọng đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
Do hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nên còn cần xét các tiêu chí liên quan tới lao động, pháp luật chuyên ngành, mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước, mức độ cạnh tranh với thị trường… Doanh nghiệp được chấp thuận hay không còn phụ thuộc vào năng lực, danh tiếng của nhà đầu tư cũng như thẩm định của Bộ Công thương.
3.Quy trình thành lập công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có vốn đầu tư nước ngoài:
Bước 1: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 2: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh
Lưu ý: Các loại hàng hóa không được kinh doanh trên website thương mại điện tử:
– Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;
– Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;
– Rượu các loại;
– Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến;
– Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
4. Dịch vụ Pháp lý của Luật Phúc Cầu
Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .
Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !