Hợp đồng xuất nhập khẩu có các Bên thuộc các quốc gia khác nhau, giao dịch bằng ngoại tệ và hàng hóa được vận chuyển từ quốc gia/vùng lãnh thổ này sang quốc gia/vùng lãnh thổ khác. Vậy hợp đồng xuất nhập khẩu cần lưu ý điều gì để đảm bảo các bên đều đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng.
Vì đặc thù công việc, Hợp đồng xuất nhập khẩu cũng phức tạp hơn so với các hợp đồng trong các lĩnh vực khác từ quá trình đàm phán lẫn xây dựng điều khoản. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường làm việc theo thói quen, có nơi chỉ có Purchase Order mà thiếu đi những bản hợp đồng với các thỏa thuận, ràng buộc chặt chẽ. Như vậy sẽ khó ràng buộc các bên thực hiện đúng nghĩa vụ và khi xảy ra tranh chấp, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên sẽ không được đảm bảo. Vậy nên bài viết này sẽ mang đến những kiến thức cần thiết cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
1.Lưu ý khi đàm phán
– Thống nhất giá cả, thỏa thuận: Vì khoảng cách địa lý và khác biệt về ngôn ngữ, mọi thông tin cần phải được trao đổi và thống nhất một cách hiểu trước khi kí kết hợp đồng. Tránh dẫn tới tình trạng một hoặc cả hai bên đều muốn sửa đổi bổ sung hợp đồng, khiến công việc bị trì hoãn và gây thiệt hại cho các Bên.
– Không bỏ sót vấn đề: Khi đàm phán hợp đồng cần phải thỏa thuận tất cả các vấn đề, tránh bỏ sót và dẫn tới việc lúng túng khi xử lý những lỗ hổng trong công việc.
– Chọn cơ quan tài phán: Việc chọn cơ quan tài phán cũng cần được chú trọng. Các Bên có thể chọn trọng tài Quốc tế và thỏa thuận nơi xét xử để phù hợp với điều kiện của mỗi bên, hạn chế chi phí xử lý tranh chấp quá lớn sau này (nếu có). Có thể chọn nơi xét xử tại Việt Nam để tiện cho doanh nghiệp, nhưng nếu e ngại nội dung hợp đồng chỉ có lợi cho một bên, các Bên có thể lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp của Singapre hoặc HongKong hoặc nơi khác.
– Những nội dung đã bị cấm trong pháp luật của một trong hai nước: Pháp luật mỗi nước đều khác biệt, một hành vi/mặt hàng ở nước này là hợp pháp nhưng ở nước khác lại bị cấm. Do đó, các Bên phải lưu ý đàm phán những việc hoặc mặt hàng mà pháp luật mỗi nước có quy định khác biệt nhau.
– Ngôn ngữ trao đổi: Phải sử dụng ngôn ngữ cả hai bên đều thông thạo để hiểu toàn bộ những thông tin được đưa ra, hơn nữa phải hiểu theo một hướng duy nhất.
2.Lưu ý các điều khoản trong hợp đồng
– Điều khoản về hàng hóa: Hàng hóa thường được nêu rõ ngay từ Điều 1 của hợp đồng kèm theo những chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng như: kích thước, tiêu chuẩn đóng gói, hoặc các thông số kĩ thuật khác… Các Bên sẽ thỏa thuận các công đoạn kiểm tra hàng, tuy nhiên thông thường, hàng sẽ được kiểm tra theo “xác suất”, nghĩa là bên mua sẽ chọn một trong rất nhiều sản phẩm để kiểm tra và lấy chất lượng chung cho lô hàng đó trước khi nhận hàng ở cảng. Dù vậy, chất lượng đã được các bên thỏa thuận hoặc dựa theo hàng mẫu thỏa thuận trong hợp đồng nên sau khi nhận hàng vẫn có thể yêu cầu bên bán bồi thường nếu phần trăm hàng không đạt yêu cầu trong hợp đồng. Tốt nhất là nên có một phụ lục quy định chi tiết về hàng hóa (tiêu chuẩn, chủng loại, số lượng, chất lượng,…) và tỉ lệ hàng hóa đạt chất lượng.
– Các điều khoản về vận chuyển và bảo hiểm: Thông thường các công ty về xuất nhập khẩu sẽ chọn các quy tắc trong Incoterm để quy định về việc vận chuyển và bảo hiểm. Theo “thói quen”, của các thương nhân Việt Nam thường chọn quy tắc FOB(Giao hàng lên tàu) khi mua hàng và chọn điều kiện CIF(Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) khi bán hàng. Tuy nhiên theo thực tế trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế cũng như những gì ICC Việt Nam đã khuyến cáo thì đã đến lúc cần từ bỏ quy tắc FOB và CIF mà thay vào đó là quy tắc FCA (Giao hàng cho người chuyên chở) và CIP (Cước phí và bảo hiểm trả tới). Bởi quá trình bốc dỡ hàng lên xuống container hiện nay do người vận chuyển thực hiện nên người bán rất khó kiểm soát, do đó những rủi ro trong quá trình bốc dỡ khi chọn hai quy tắc theo khuyến cáo của ICC sẽ được chuyển sang cho người mua khi người bán giao hàng cho hãng tàu vận chuyển tại bãi container (CY) hay cầu bến container (Terminal) ở cảng bốc hàng chứ không phải khi hàng đã bốc lên boong tàu.
– Các điều khoản về đồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán: Có một điều cần lưu ý rằng trên lãnh thổ Việt Nam, việc sử dụng ngoái hối để giao dịch là bị cấm. Do đó, chúng ta cần phải lưu ý về đơn vị tiền tệ trong hợp đồng, không chỉ để tránh bị phạt mà còn đảm bảo giao dịch sẽ không bị tuyên vô hiệu khi xem xét giải quyết tranh chấp. Các Bên tham gia quan hệ mua bán phải thuộc đối tượng được sử dụng ngoại hối khi giao dịch tại Việt Nam.
– Phương thức thanh toán: Thường áp dụng phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Trong đó cần chú ý về thời gian trả tiền cho bên xuất khẩu được ghi trong hối phiếu (at sight/in sight):
(i)Trả tiền ngay, nếu L/C có giá trị thanh toán ngay- L/C is available by sight payment.
(ii) Cam kết trả chậm dần hoặc trả khi đến hạn, nếu L/C có giá trị thanh toán chậm- L/C is available be Deferred Payment
(iii) Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền hối phiếu khi đến hạn, nếu L/C có giá trị thanh toán chấp nhận- L/C is available by acceptance.
Hiện nay, các hợp đồng quốc tế hoặc xuất nhập khẩu thường do một bên soạn thảo trước. Do đó cần đọc kỹ và nắm rõ quyền và nghĩa vụ của bản thân để tránh vi phạm hợp đồng và bổ sung, thay đổi những điều khoản lại để có lợi cho mình và tránh rơi vào thế khó. Tốt nhất là nên có đội ngũ chuyên gia chuyên về từng loại hợp đồng đó hoặc có thể thuê một công ty luật/luật sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
3.Dịch vụ tư vấn của Luật Phúc Cầu
Trên đây là những điều cơ bản cần biết khi soạn thảo, ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này, vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng để bàn luận và tìm hiểu.
Mỗi một ngành nghề đều có những vấn đề đặc thù, mỗi một lần hợp tác kinh doanh đều có kèm theo yêu cầu của mỗi bên về quyền, nghĩa vụ, công việc thực hiện… mà những nội dung cơ bản này không thể đáp ứng được hoặc doanh nghiệp không thể diễn tả cho thật khúc chiết, chặt chẽ.
Với dịch vụ Tư vấn Pháp lý StartUp, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các điều khoản hợp đồng cũng sẽ được xây dựng đúng theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được thời gian suy nghĩ về hợp đồng, tập trung vào công việc hiện tại và giảm thiểu rủi ro pháp lý trong tương lai. Luật Phúc Cầu tự tin rằng sẽ mang đến cho Quý Khách hàng và Quý Công ty sự hài lòng nhất.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !