MỞ QUÁN CÀ PHÊ NHỎ CÓ PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÔNG?

Tình huống: Chào Luật sư, tôi có câu hỏi cần được tư vấn như sau: Tôi có dự định mở quán cà phê nhỏ tại nhà nhưng không biết có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì với nhu cầu của tôi sẽ phù hợp mô hình nào và tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không? Mong được Luật sư tư vấn.

Trả lời: Cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến Luật Phúc Cầu, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động th­ương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh
  • Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

1. Mở quán cà phê nhỏ có bắt buộc phải đăng ký kinh doanh không?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động th­ương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh như sau:

“1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng có quy định hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Như vậy, có thể thấy, những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh thường không có địa điểm kinh doanh cố định.

Quán cà phê nhỏ là hình thức kinh doanh có xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cố định để đặt biển hiệu, tên cửa hàng và người bán trực tiếp trao đổi mua bán tại địa điểm kinh doanh đó.

Do đó, dù mở quán cà phê nhỏ với vốn ít thì vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Quán cà phê nhỏ phù hợp với loại hình kinh doanh nào?

Trong trường hợp của Quý khách, nhu cầu kinh doanh quy mô nhỏ và vốn thấp thì sẽ thích hợp với loại hình hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó, sau này nếu muốn mở rộng quy mô, vẫn có thể chuyển đổi từ loại hình trên sang công ty khi có nhu cầu.

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Đặt tên hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

—- Xem thêm: Những lưu ý khi đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức hộ kinh doanh—-

3. Mở quán cà phê nhỏ có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?

Theo Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau:

“1. Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.”

Như vậy, việc có phải đóng thuế hay không sẽ phụ thuộc vào mức doanh thu trong một năm, cụ thể: Trường hợp Quý khách mở quán cà phê nhỏ tại nhà theo hình thức đăng ký hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải đóng thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Ngược lại, nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì phải đóng thuế GTGT và thuế TNCN.

—- Xem thêm: Hộ kinh doanh phải nộp thuế, lệ phí nào trong năm 2023—-

Trường hợp trong bài viết có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bài viết khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ luatsu@luatphuccau.com hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 0236.777.3979. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *