Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Khi chủ thể thuộc đối tượng có đủ điều kiện cấp GCN thực hiện đúng theo thủ tục luật định sẽ được cấp GCN. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong bốn trường hợp dưới đây thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ huỷ GCN của bạn. Tham khảo bài viết sau của Luật Phúc Cầu để biết thêm chi tiết.

1.Cơ sở pháp lý quy định việc huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

  • Luật Đất đai 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

2.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013::

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:Quyết định cá biệt là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối vơi một hoặc một số đối tượng cụ thể. Vì vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quyết định cá biệt vì nó quy định về một vấn đề cụ thể là chứng nhận quyền sử dụng đất cho một hoặc một số đối tượng cụ thể. GCNchính là căn cứ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bên cạnh đó việc cấp GCN phải tuân theo quy định của pháp luật về đối tượng, điều kiện, thủ tục cấp.

3.Các trường hợp huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DO BỊ MẤT.

Đây là trường hợp huỷ giây chứng nhận quyền sử dụng đất khi chủ sở hữu làm mất GCN và thực hiện việc khai báo, xin cấp lại GCN. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ và xem xét cấp lại GCN, lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 37 của Nghị định này ký quyết định huỷ GCNđã bị mất, đồng thời khi được cấp lại GCN thì phải cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Trường hợp 2: Không nộp Giấy chứng nhận đã cấp để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận mới khi chuyển quyền sử dụng đất.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà Bên Nhận Chuyển Quyền Sử Dụng Đất chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện như sau:. Đề xuất viết lại đầy đủ, liệt kê rõ hơn như sau:

– Người Nhận Chuyển Quyền Sử Dụng Đất nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có.

– Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho Bên Chuyển Quyền và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển quyền. Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp.

– Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cho Bên Nhận Chuyển Quyền.

Trường hợp 3: Không giao nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trong trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không giao nộp GCNthì Văn phòng đăng ký đất đai báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy GCNđã cấp.

Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Trường hợp 4: Huỷ Giây chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Toà án.

Đây là trường hợp huỷ Giây chứng nhận quyền sử dụng đất khi xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các đương sự. Trong khi đang giải quyết mà phát hiện GCN đó trái pháp luật, Toà án xem xét huỷ GCN.

Trường hợp 5: Các trường hợp liên quan khác

Hủy giấy chứng nhận trong trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người nhưng không thu hồi được giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 65 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

4.Thẩm quyền huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quyết định cá biệt do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; hoặc do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai 2013.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.

Theo khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt được xác định theo quy định tương ứng tại Điều 31, Điều 32 của Luật tố tụng hành chính  2015về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Theo Phần II Giải đáp số 02/GĐ-TANDTC ngày 19/9/2016 của TAND tối cao về một số vấn đề trong tố tụng hành chính, tố tụng dân sự có hướng dẫn:

Trường hợp quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và phải hủy quyết định đó mới bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự mà việc hủy quyết định đó không làm thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.

Trường hợp việc xem xét hủy quyết định đó dẫn đến thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì Tòa án nhân dân cấp huyện đang thụ lý giải quyết vụ việc dân sự phải chuyển vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.

5.Thủ tục huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có 2 hướng khởi kiện đó là Khởi kiện Dân sự và Khởi kiện Hành chính.

(1) Đối với trường hợp khởi kiện Dân sự: hủy GCN theo thủ tục khởi kiện vụ án dân sự (Tòa án hủy quyết định cấp GCN trái pháp luật khi giải quyết vụ án dân sự).

Trong trường hợp này, người bị khởi kiện chính là người có tên trên sổ đỏ. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015; đối tượng tranh chấp lúc này là bất động sản nên chỉ có Tòa án huyện nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết.

Về thủ tục khởi kiện trong trường hợp này có một điều kiện đặc biệt đó là: Người bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp trước tiên phải gửi đơn yêu cầu hòa giải đến UBND xã nơi có bất động sản tranh chấp theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 Bộ Luật tố tụng dân sụ số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.Nếu việc hòa giải không thành; thì người bị xâm phạm quyền lợi mới được quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện; nơi có bất động sản để giải quyết theo thủ tục chung.

Về hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Biên bản hòa giải tại xã và tất cả tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền bị xâm phạm.

(2) Đối với trường hợp khởi kiện Hành chính: hủy GCN theo thủ tục vụ án hành chính (khởi kiện hủy quyết định cấp GCN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

TAND cấp tỉnh là Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc hủy Quyết định cá biệt trái pháp luật có liên quan.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • Tất cả tài liệu; chứng cứ chứng minh quyền bị xâm phạm.

Trên đây là những chia sẽ của Công ty về việc huỷ GCN quyền sử dụng đất. Để được tư vấn chi tiết hơn và giải đáp các thắc trong trường hợp bài viết có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bài viết khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ pclawfirm@gmail.com hoặc Tổng đài tư vấn trực tuyến 0236.777.3979. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *