Doanh nghiệp có bị kiểm tra vốn điều lệ đã góp?

Doanh nghiệp có bị kiểm tra vốn điều lệ đã góp? – Khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp có bị kiểm tra tình hình góp vốn điều lệ hay không? Việc kiểm tra sẽ được thực hiện như thế nào? Làm sao để nắm được tình hình góp vốn của doanh nghiệp? Bài viết sau đây của Luật Phúc Cầu sẽ giúp bạn giải đáp điều đó.

1.Vốn điều lệ là gì?

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, hành vi kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị bị cấm.

2.Không góp đủ vốn điều lệ thì sẽ xử lí như thế nào?

Cũng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, khi các thành viên/cổ đông/chủ sở hữu không góp đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngà được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp.

Doanh nghiệp có các văn bản nội bộ như: Giấy chứng nhận phần vốn góp, Sổ cổ đông… để chứng minh rằng các thành viên/cổ đông/chủ sở hữu đã hoàn thành việc góp vốn. Trừ các trường hợp buộc phải góp bằng phương thức chuyển khoản đối với thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức có yếu tố nước ngoài… hoặc các trường hợp khác cần định giá tài sản góp vốn thì sẽ có giấy tờ cụ thể từ cơ quan khác để chứng minh việc góp vốn, còn lại đều là sự ghi nhận của nội bộ doanh nghiệp. Hình thức góp vốn có thể là góp bằng tiền mặt nên không có phương thức ghi nhận khác.

Thực tế, không có quy định về việc kiểm tra việc góp vốn điều lệ của doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm cho những nội dung đã đăng kí với cơ quan đăng ký kinh doanh. Với các trường hợp có yếu tố nước ngoài, doanh nghiệp sẽ phải báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư. Còn với các trường hợp doanh nghiệp Việt Nam sẽ không có thủ tục này và doanh nghiệp sẽ không có nghĩa vụ phải chứng minh đã góp đủ. Tuy nhiên, vốn điều lệ là tài sản của doanh nghiệp, chi dùng cho các hoạt động của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm tài sản. Do đó, doanh nghiệp cần phải đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với hoạt động thực tế, khả năng tài chính và cần phải có kế toán có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng để thực hiện tốt nhiệm vụ cho công ty.

3.Dịch vụ Pháp lý của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *