Sửa đổi, chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng là những phương án khi hai bên có sự thay đổi các thỏa thuận trong hợp đồng đã kí kết. Bài viết này nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết để doanh nghiệp có thể xử lí những tình huống tương tự.
1.Sửa đổi hợp đồng
Sửa đổi hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên để thay đổi một số điều khoản trong nội dung hợp đồng đã giao kết. Bộ Luật dân sự quy định về sửa đổi hợp đồng như sau:
“Điều 421. Sửa đổi hợp đồng
1.Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.
2.Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.
3.Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.”
Các trường hợp được thay đổi hợp đồng liệt kê tại điều 420:
“Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1.Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.”
Như vậy, sửa đổi hợp đồng là sửa đổi dựa trên hợp đồng đã có hiệu lực. Nếu hợp đồng chưa có hiệu lực thì vẫn trong quá trình các bên thây đổi các nội dung thảo thuận mà thôi. Mặt khác, phần bị sửa đổi không còn giá trị nữa và được thay thế bằng phần sửa đổi kể từ thời điểm các bên thỏa thuận việc sửa đổi có hiệu lực.
Trường hợp sửa đổi toàn bộ nội dung hợp đồng thì không còn là sửa đổi hợp đồng nữa mà là thay thế hợp đồng đã có hiệu lực bằng một hợp đồng mới hoàn toàn.
Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.
Tuy nhiên, các Bên trong hợp đồng cần phải lưu ý một số trường hợp các bên không được sửa đổi hợp đồng quy định tại điều 417 BLDS: “Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện,’ các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý” và các trường hợp khác do pháp luật quy định.
2.Chấm dứt hợp đồng
Theo quy định tại Điều 422 BLDS 2015 thì Hợp đồng được chấm dứt trong các trường hợp sau:
“1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2.Theo thỏa thuận của các bên;
3.Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4.Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5.Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6.Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7.Trường hợp khác do luật quy định.”
Có thể thấy, cả khi các nghĩa vụ đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành thì hợp đồng vẫn có thể bị chấm dứt.
Việc hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đều làm cho hợp đồng không còn tồn tại trên thực tế. Nhưng về bản chất, hủy bỏ hợp đồng đồng nghĩa với việc xem như chưa có thỏa thuận nào phát sinh, hậu quả pháp lý được giải quyết như trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Còn chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng chỉ phần hợp đồng chưa được thực hiện mới không còn giá trị, phần đã được thực hiện vẫn có giá trị pháp lý.
3.Hủy bỏ hợp đồng
BLDS 2015 quy định về hủy bỏ hợp đồng như sau:
“Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng
Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.”
Bên cạnh những phân tích ở trên, ta thấy trong trường hợp này, hợp đồng vẫn có hiệu lực tại thời điểm giao kết nhưng vì phát sinh yếu tố dẫn tới việc hủy bỏ hợp đồng nên hợp đồng không được công nhận nữa.
Ngoài việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản, bên gây thiệt hại còn phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng mà không thông báo gây thiệt hại.
4.Dịch vụ Pháp lý của Luật Phúc Cầu
Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .
Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !