Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai điều khoản đều cần phải có trong mọi hợp đồng. Dù hình thức giống nhau nhưng về bản chất, đây là hai biện pháp với mục đích và quy định khác nhau mà mỗi doanh nghiệp đều cần phải lưu ý mỗi khi đặt bút kí hợp đồng.
Phạt vi phạm và Bồi thường thiệt hại thường bị nhầm lẫn với nhau, dẫn tới hiện trạng thường thấy nhất là trong hợp đồng chỉ có 1 trong 2 biện pháp này mặc dù đây là hai biện pháp với những đặc điểm, quy định riêng biệt. Nếu trong hợp đồng quy định thiếu hoặc nhầm lẫn giữa hai biện pháp này đều sẽ ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
1.Khái niệm
– Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này (Điều 300 Luật thương mại 2005);
– Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm (Điều 302 Luật thương mại 2005);
2.Điểm chung giữa Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
– Áp dụng với các hợp đồng có hiệu lực;
– Là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các thủ thể trong hợp đồng;
– Bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị vi phạm;
– Có hành vi vi phạm của các chủ thể trong hợp đồng;
– Nâng cao ý thức, trách nhiệm khi thực hiện hợp đồng.
3.Điểm khác nhau
Từ so sánh trên, ta có thể rút ra một số điểm cần lưu ý như sau:
– Bên vi phạm chỉ bị phạt vi phạm khi có thỏa thuận trong hợp đồng này, nhưng về bồi thường thiệt hại, ngay cả khi trong hợp đồng không thỏa thuận thì vẫn phải bồi thường. Doanh nghiệp cần chú ý điều này khi kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nếu có sự nhầm lẫn về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, dẫn tới việc hợp đồng chỉ đề cập tới bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi. Trong trường hợp này, bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại mà thôi.
Trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
– Chính vì đây là hai điều khoản khác nhau nên có mức phạt, mức bồi thường khác nhau. Phạt vi phạm tối đa 8% giá trị hợp đồng, nhưng bồi thường thiệt hại chỉ bồi thường theo giá trị thực tế và khoản lợi đáng lẽ được hưởng nếu không có vi phạm.
4.Dịch vụ của Luật Phúc Cầu
Trên đây là những điều cơ bản cần biết khi soạn thảo, ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này, vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng để bàn luận và tìm hiểu.
Mỗi một ngành nghề đều có những vấn đề đặc thù, mỗi một lần hợp tác kinh doanh đều có kèm theo yêu cầu của mỗi bên về quyền, nghĩa vụ, công việc thực hiện… mà những nội dung cơ bản này không thể đáp ứng được hoặc doanh nghiệp không thể diễn tả cho thật khúc chiết, chặt chẽ.
Với dịch vụ Tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các điều khoản hợp đồng cũng sẽ được xây dựng đúng theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được thời gian suy nghĩ về hợp đồng, tập trung vào công việc hiện tại và giảm thiểu rủi ro pháp lý trong tương lai. Luật Phúc Cầu tự tin rằng sẽ mang đến cho Quý Khách hàng và Quý Công ty sự hài lòng nhất.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !