Việc sản xuất, kinh doanh, giao thương của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng bởi Covid-19 và ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký kết giữa các doanh nghiệp, dẫn đến việc vi phạm hợp đồng của các doanh nghiệp và xảy ra những tranh chấp liên quan đến sự kiện bất khả kháng. Vậy Covid-19 có được xem là một sự kiện bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Tiếp nối phần 1, ở phần này, chúng ta sẽ cùng phân tích: Khi nào Covid-19 được xem là sự kiện bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Liệu rằng có doanh nghiệp nào lợi dụng tình hình bất ổn chung để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ?
Xem thêm: Kí hợp đồng mùa Covid-19: Những điều cần lưu ý
1.Định nghĩa sự kiện bất khả kháng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Như vậy, để một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng cần có 3 yếu tố:
– Xảy ra một cách khách quan: Sự kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có hành vi vi phạm hợp đồng;
– Không thể lường trước: Hậu quả xảy ra không thể lường trường được tại thời điểm giao kết hoặc trogn quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
– Hậu quả xảy ra không thể khắc phục được: Không thể khắc phục hậu quả dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
2.Dịch bệnh Covid-19 thỏa mãn những yếu tố nào?
Khi xét đến yếu tố ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến việc thực hiện hợp đồng, chúng ta không xem xét đến ảnh hưởng của dịch bệnh đến chủ thể thực hiện hợp đồng. Lúc này chúng ta xem xét sự tác động từ các hành vi, quyết định, văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên.
Về yếu tố “khách quan“, dịch bệnh xảy ra một cách khách quan và nằm ngoài sự kiểm soát của cả hai Bên trong hợp đồng.
Về yếu tố “không thể lường trước”, cần phải xác định xem tại thời điểm xác lập hợp đồng, hai Bên đã biết hoặc phải biết về quyết định công bố dịch và các biện pháp pháp lý có thể được áp dụng để hạn chế sự lây lan và phát triển của dịch bệnh hay chưa. Nếu các Bên xác lập hợp đồng trong khoảng thời công bố dịch bệnh thì việc ảnh hưởng của dịch bệnh đến hợp đồng không được coi là sự kiện bất khả kháng. Điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp không nên hoạt động vào thời điểm có dịch, mà là buộc phải có những điều khoản phòng trừ cho trường hợp diễn biến dịch bệnh phức tạp. Tất nhiên, trong trường hợp này, dịch bênh Covid-19 vẫn có thể được xem là sự kiện bất khả kháng nếu các bên có thỏa thuận hoặc Cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp pháp lý để hạn chế sự lây lan và phát triển dịch bệnh mạnh hơn mà các bên không lường trước được khi xác lập hợp đồng.
Về yếu tố “không thể khắc phục”, khi các văn bản pháp luật, quyết định hành chính được ban hành nhằm ngăn chặn, hạn chế sự lây lan của dịch bênh làm cho một hoặc các Bên không thể thực hiện được hợp đồng thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm đối với sự vi phạm của mình.
Sự kiện bất khả kháng không phải là sự kiện đương nhiên được miễn trừ trách nhiệm khi nó xảy ra mà còn gắn liền với thủ tục thông báo và chứng minh của bên vi phạm. Bên vi phạm hợp đồng muốn được miễn trừ trách nhiệm thì phải chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình, trường hợp này là bất khả kháng (khoản 2 điều 294, khoản 3 điều 295 Luật Thương mại).
3.Kết luận
Sự kiện bất khả kháng là một vấn đề pháp lý quan trọng. Do đó, khi giao kết hợp đồng, các Bên cần đưa điều khoản này vào hợp đồng, đồng thời có thêm những điều khoản khác đề phòng rủi ro và trách nhiệm quá lớn cho mỗi bên trong tình hình hiện nay. Tất cả nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
4.Dịch vụ pháp lý của Luật Phúc Cầu
Trên đây là những điều cơ bản cần biết khi soạn thảo, ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề này, vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng để bàn luận và tìm hiểu.
Mỗi một ngành nghề đều có những vấn đề đặc thù, mỗi một lần hợp tác kinh doanh đều có kèm theo yêu cầu của mỗi bên về quyền, nghĩa vụ, công việc thực hiện… mà những nội dung cơ bản này không thể đáp ứng được hoặc doanh nghiệp không thể diễn tả cho thật khúc chiết, chặt chẽ.
Với dịch vụ Tư vấn Pháp lý StartUp, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các điều khoản hợp đồng cũng sẽ được xây dựng đúng theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được thời gian suy nghĩ về hợp đồng, tập trung vào công việc hiện tại và giảm thiểu rủi ro pháp lý trong tương lai. Luật Phúc Cầu tự tin rằng sẽ mang đến cho Quý Khách hàng và Quý Công ty sự hài lòng nhất.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !