Luật Phúc Cầu thường gặp những câu hỏi như: Nhãn hiệu này có sang tên cho người khác được không? Có được chuyển nhượng nhãn hiệu không? Hay nó sẽ gắn liền với mình mãi mãi. Bài viết này nhằm cung cấp đến quý bạn các thông tin cần nắm về việc chuyển nhượng nhãn hiệu.
Nhãn hiệu là tài sản vô hình và gắn liền với hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, cũng vì là tài sản nên chủ sở hữu có thể chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
1.Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?
Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Lí do chuyển nhượng có thể là để phù hợp với định hướng hoạt động, cũng có thể chuyển nhượng để lấy phí chuyển nhượng…Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào ý chí của các bên nhưng vẫn phải chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển ngượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp. Pháp luật có quy định một số điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:
– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;
– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu.
Chủ đơn có phải đợi cho tới khi có văn bằng bảo hộ hay thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ mới được chuyển nhượng hay không? Câu trả lời là Được. Mặc dù nhãn hiệu chưa được cấp văn bằng bảo hộ, nhưng chủ thể nộp đơn vẫn có quyền đối với đăng ký của mình. Việc này có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trước khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu
a.Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
– Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu theo mẫu quy định;
– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
– Bản gốc văn bằng bảo hộ;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có).
b.Các bước nộp hồ sơ
Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
Bước 2: Thức hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.
c.Phí chuyển nhượng:
– Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (160.000VNĐ/01 đơn đăng ký);
– Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn đăng ký trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).
Trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn là 550.000VNĐ đối với 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và phí công bố là 120.000VNĐ với 01 đơn yêu cầu chuyển nhượng.
4. Dịch vụ của Luật Phúc Cầu
Nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, giúp khách hàng không phải tốn thời gian tra cứu và phân vân giữa nhiều yếu tố để tập trung vào công việc kinh doanh, Luật Phúc Cầu cung cấp dịch vụ đăng kí bảo hộ thương hiệu.
Tự hào là một trong những Công ty có nhiều kinh nghiệm làm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, Luật Phúc Cầu tự tin rằng sẽ mang đến cho Quý Khách hàng và Quý Công ty sự hài lòng nhất.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi!