Loại hình Công ty hợp danh phù hợp những ngành nghề nào?

Công ty hợp danh là một trong các loại hình doanh nghiệp nhưng thường ít được các doanh nghiệp lựa chọn. Vậy loại hình này có những đặc điểm gì? Công ty hợp danh hù hợp với lĩnh vực nào? Bài viết dưới đây của Luật Phúc Cầu sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn về loại hình này.

1.Quy định

Theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020:

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, nhưng thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Cũng theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh được quyền điều hành công ty, giữ các chức vụ quan trọng, trong khi thành viên góp vốn chỉ có các quyền cơ bản như hưởng lợi nhuận, tham gia họp và biểu quyết… (Theo điều 181, 184 và 187 Luật Doanh nghiệp 2020).

2.Ngành nghề kinh doanh nào nên chọn loại hình Công ty hợp danh?

Doanh nghiệp được quyền tự cho lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm cũng như các loại hình phù hợp với phương hướng phát triển.

Đối với công ty hợp danh, pháp luật không quy định cụ thể những ngành nghề nào sẽ được phép và không được phép hành lập loại hình này. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn, tuy nhiên, dựa theo những quy định pháp luật về quy chế làm việc của Công ty hợp danh, chúng ta thường gặp các Công ty hợp danh ngoài thực tế gồm có các thành viên hợp danh là những người có kiến thức chuyên môn trong ngành nghề đặc thù và thành viên góp vốn chỉ đơn thuần là người đầu tư mở công ty và hưởng lợi nhuận. Một bên có kiến thức, chuyên môn đặc biệt, một bên có vốn cùng kết hợp với nhau. Đó là lý do vì sao thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn. Việc chịu trách  nhiệm vô hạn khiến các thành viên hợp danh có trách nhiệm hơn trong việc đưa ra các quyết định điều hành công ty và sử dụng nguồn vốn của thành viên góp vốn sao cho hiệu quả. Các thành viên góp vốn cũng thoải mái hơn khi góp vốn mà không nắm quyền điều hành.

Trong Công ty hợp danh, các thành viên coi trọng niềm tin giữa các thành viên hợp danh với nhau. Do đó, các ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh thường là các ngành nghề mang nặng tình chuyên môn như luật, kiểm toán … mà ít khi là các ngành nghề kinh doanh thông thường.

Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định một số ngành nghề buộc phải thành lập loại hình công ty hợp danh:

Công ty Luật:

Tại Điều 34 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư. Theo đó thì công ty Luật phải tổ chức với hình thức công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

Văn phòng công chứng:

Tại Điều 22 Luật công chứng 2014 quy định Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Đối với văn phòng công chứng thuộc loại hình công ty hợp danh  phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Văn phòng Thừa phát lại:

Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị Định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:

Khoản 1 Điều 13 Luật phá sản 2014 quy định các loại doanh nghiệp thuộc loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản.

Kinh doanh dịch vụ kế toán:

Theo khoản 1 Điều 59 Luật Kế toán 2015 thì Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân. Theo đó kinh doanh dịch vụ kế toán được tổ chức theo hình thức công ty hợp danh.

Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm:

Khoản 1 Điều 9 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định các loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh. được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Dù pháp luật không quy định ngành nghề cụ thể nào phải thành lập công ty hợp danh nhưng với các ngành đặc thù trên đây, doanh nghiệp chỉ được chọn lựa các loại hình nhất định mà thôi.

3.Dịch vụ Pháp lý của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *