Nên thành lập Chi nhánh hay Văn phòng đại diện?

Trong quá trình kinh doanh, để tiện việc giao dịch với đối tác và hoạt động khác của công ty, công ty có thể thành lập thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Tuy nhiên nên lựa chọn loại hình nào? Chi nhánh hay Văn phòng đại diện?

Chi nhánh hay Văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện theo ủy quyền các công việc của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Luật Phúc Cầu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giúp bạn hiểu rõ và đưa ra quyết định phù hợp cho doanh nghiệp.

1.Khái niệm

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

2.Điểm giống nhau

Theo định nghĩa ở trên, Văn phòng đại diện và Chi nhánh có những điểm giống nhau sau:

– Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không phải pháp nhân;

– Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức;

– Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp;

3.Khác nhau

4.Kết luận

Điểm khác biệt lớn nhất là Chi nhánh có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc theo ủy quyền của công ty, còn Văn phòng đại diện chỉ thực hiện các công việc vì lợi ích của doanh nghiệp (liên kết, đàm phán…) chứ không có quyền thực hiện bất kì giao kết nào. Dựa vào những đặc điểm nêu trên , doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện để phù hợp với định hướng kinh doanh của mình.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *