Phân biệt “nhãn hiệu” và “thương hiệu”

“Bảo hộ nhãn hiệu” hay “Bảo hộ thương hiệu”? Rất nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Cả hai đều chỉ việc bảo hộ dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vậy cụm từ nào mới là chính xác?

1.Phân biệt Khái niệm

Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là một dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) dặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một các nhân hay một tổ chức. Trên thương trường, người ta hay dùng từ “thương hiệu” và thường đi kèm với giá trị, niềm tin của người tiêu dùng…

Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

2.Phân biệt giá trị

Như vậy, pháp luật Việt Nam chỉ quy định khái niệm “nhãn hiệu”. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đồng nghĩa với việc được pháp luật công nhận và bảo về cho dấu hiệu nhận biết riêng cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Nói cách khác, không cần biết có bao nhiêu người biết tới nhãn hiệu, ấn tượng của người tiêu dùng về nhãn hiệu như thế nào, pháp luật vẫn công nhận và bảo vệ các nhãn hiệu như nhau. Tuy nhiên nhãn hiệu không kèm theo tính chất, đặc điểm của sản phẩm.

Khác với nhãn hiệu, thương hiệu còn bao gồm cả quá trình hoạt động, marketing của tổ chức/cá nhân cho sản phẩm; niềm tin của người tiêu dùng nên mang theo những giá trị nhất định. Một nhãn hiệu phải mất một thời gian xây dựng lâu dài mới trở thành một thương hiệu có sức nặng, nhưng một thương hiệu đã bắt đầu có danh tiếng nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì cũng chưa được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Ví dụ: Khi nói tới thương hiệu Nokia, người ta sẽ nghĩ ngay tới một sản phẩm bền, cứng. Tuy nhiên đây chỉ là tưởng tượng của người tiêu dùng. Khi đăng kí nhãn hiệu Nokia, pháp luật chỉ công nhận phần chữ hoặc phần hình hoặc cả 2 tương ứng với mảng dịch vụ/sản phẩm nào, của đơn vị nào, không hề công nhận tính chất đi kèm của sản phẩm.

3.Phân biệt thời gian tồn tại

Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu với những đặc điểm được định vị lâu dài trong tâm trí của người tiêu dùng. Trải qua hàng thập niên, ngày nay chúng ta vẫn quen thuộc với những câu nói như “Nét như Sony”, hay nghĩ tới sản phẩm bền đẹp, dùng lâu dài khi nhắc tới điện thoại Nokia… Thương hiệu có giá trị còn bởi vì nó xây dựng được tượng đài của nhãn hàng trong lòng người tiêu dùng.. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng… Hơn nữa nhãn hiệu chỉ có thời gian bảo hộ 10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, thời gian mỗi lần là 10 năm.

4.Dịch vụ Pháp lý của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *