M &A – Mua lại và Sáp nhập Doanh nghiệp đang hoạt động là một trong những phương án tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp thông qua hình thức này. Phương án này có nhiều ưu điểm bởi không mất thời gian gây dựng doanh nghiệp từ con số không, nhưng cũng có nhiều khía cạnh cần phải cân nhắc, đánh giá để hạn chế những rủi ro tiềm ẩn.
Trong bài viết này, Luật Phúc Cầu sẽ phân tích về ưu điểm, nhược điểm và các của phương án Mua lại/Sáp nhập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
I.M&A – Mua lại và Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.
Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại (thường là những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn) và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
Ngoài mua lại, sáp nhập, còn có nhiều hình thức khác để giành quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp: góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp; mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần… Mục đích của việc giành quyền quản lý này không chỉ đơn thuần là sở hữu cổ phần mà còn là: mở rộng thị phần, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tối ưu hóa nhân sự, giảm chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ, thương hiệu, địa thế, cơ sở hạ tầng được chuyển giao…
Sau đây, những hoạt động để giành quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ gọi chung là M&A.
II.Ưu điểm
1.Hoạt động ngay, không tốn thời gian vào việc thành lập doanh nghiệp
Mua doanh nghiệp đã thành lập, nhà đầu tư có thể bước vào hoạt động kinh doanh ngay và luôn mà không cần chờ đợi thời gian thành lập doanh nghiệp và các công việc để doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động:
– Thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Thời gian thực hiện từ 3-5 ngày;
– Mua chữ ký, phần mềm bảo hiểm: 1-2 ngày;
– Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản, nộp thuế môn bài, mua hóa đơn…: 10-15 ngày;
Ưu điểm này dành cho người muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh, nhưng thành lập doanh nghiệp không phải là cách duy nhất.
2.Nguồn đối tác, dữ liệu khách hàng có sẵn
Với một doanh nghiệp đã thành lập và có thâm niên hoạt động, chắc chắn sẽ có các đối tác, bạn hàng quen thuộc và tài nguyên khách hàng quen thuộc. Với những mối làm ăn quen thuộc, các bên thường dành cho nhau những ưu đãi mà đối tác mới không có, hơn nữa còn có thể dựa trên những thỏa thuận cũ để tiếp tục hợp đồng. Nhà đầu tư sẽ không mất thời gian tìm đối tác mới, nhà cung cấp mới, cũng như tìm nguồn khách hàng mới.
3.Uy tín
Khi đứng ra giao dịch, một doanh nghiệp đã có thâm niên hoạt động chắc chắc sẽ dễ tạo dựng lòng tin cho đối tác hơn là một doanh nghiệp mới thành lập. Đây là bước khởi đầu để kí kết những hợp đồng làm ăn lớn trong tương lai.
4.Tận dụng hệ thống nhà máy, máy móc, nhân sự, quy trình, thương hiệu, địa thế…
Mua lại doanh nghiệp đã thành lập và hoạt động một thời gian, nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được một khoản thời gian và kinh phí không hề nhỏ khi tận dụng được nhà xưởng, máy móc, không tốn thời gian tuyển dụng nhân sự và xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ, có thể sử dụng luôn thương hiệu có sẵn, sử dụng địa thế và cơ sở hạ tầng vô cùng thuận lợi… Tất nhiên ưu thế này chỉ nằm ở những doanh nghiệp được tổ chức theo quy trình quản lý hiệu quả, bộ máy nhân sự tốt và thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường. Và đi kèm với những ưu thế này là giá trị không hề nhỏ, nhưng cũng vô cùng đáng giá. Chưa kể, dù doanh nghiệp được mua không được xây dựng theo quy trình chuẩn những nếu như mã số thuế hoặc số tài khoản đẹp, hợp phong thủy với nhà đầu tư thì cũng rất đáng giá vì không nơi nào có được.
5.Loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Thay vì thành lập doanh nghiệp mới, nhà đầu tư có thể mua lại doanh nghiệp có cùng mảng hoạt động. Như vậy, vừa tránh được mối lo khi trên thị trường có đối thủ có thâm niên hoạt động, có tài nguyên khách hàng trong cùng lĩnh vực.
Trên thực tế, mỗi nhà đầu tư sẽ có lí do của riêng mình khi mua lại một doanh nghiệp.
--> Đọc tiếp: M&A – Mua lại và Sáp nhập Doanh nghiệp (P2: Rủi ro cần cân nhắc)
III.Dịch vụ tư vấn của Luật Phúc Cầu
Chúng tôi, Luật Phúc Cầu với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm và nắm chắc các quy định pháp luật sẽ đưa ra những phân tích để bạn có thể đánh giá toàn diện và kiểm soát tối đa không chỉ rủi ro pháp lý mà còn rủi ro tài chính có thể xảy ra, mang lại lợi nhuận tối ưu, đồng thời hỗ trợ các thủ tục cần thiết để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng nhất.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !