Cơ cấu tổ chức công ty TNHH hai thành viên trở lên

Việc chuyển nhượng vốn của công ty TNHH hai thành viên trở lên được kiếm soát vô cùng chặt chẽ và thường phải thông qua ý kiến của Hội đồng thành viên, khác với cơ chế có phần tự do của công ty cổ phần. Như vậy, cơ cấu tổ chức công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ phải được xây dựng như thế nào?

Cụ thể, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1.Công ty TNHH hai thành viên trở lên có những đặc điểm nào

– Số lượng thành viên từ 02 cho đến 50 người, có thể là tổ chức, cá nhân;

– Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

– Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phiếu.

2.Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH hai thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát.

3.Chức năng cụ thể từng bộ phận

Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty. Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

Chủ tịch Hội đồng thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên bầu. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ: Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên; Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên; Lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng thành viên; Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên; Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;…

Giám đốc, Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Giám đốc, tổng giám đốc ký kết hợp đồng nhân danh công ty. Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty. Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;…

Giám đốc/Tổng giám đốc có thể là thành viên thuộc hội đồng thành viên hoặc là người lao động.

Ban kiểm soát: Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.  Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

4. Dịch vụ Pháp lý của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Chat Messenger Hotline 0236 777 3979