Có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng?

Sở hữu một nhãn hiệu nổi tiếng là việc mà doanh nghiệp nào cũng mơ ước. Càng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng có lợi thế. Vậy nếu có một nhãn hiệu nổi tiếng chưa được đăng ký bảo hộ, nay chúng ta nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng đó có được xem là “đặt gạch” trước cho nhãn hiệu đó hay không?

1.Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Vậy, nhãn hiệu nổi tiếng đã được biết đến rộng rãi trong cả nước thì có bắt buộc phải đăng ký để được bảo hộ trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu nhãn hiệu đó như các nhãn hiệu thông thường không?

Vấn đề xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”. Tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT thì quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN cũng quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ phù hợp quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ”.

2.Có thể đặt tên và sử dụng nhãn hiệu của mình trùng với một nhãn hiệu khác rất nổi tiếng nhưng “chưa đăng ký bảo hộ” không?

Theo quy định, chủ đơn nào nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu trước sẽ được ưu tiên bảo hộ nhãn hiệu đó. Tuy nhiên trong trường hợp này, liệu rằng khi nhãn hiệu nổi tiếng chưa được đăng kí có bị đơn vị khác “nẫng tay trên”?

Đầu tiên, chúng ta cần phải xác định được rằng nhãn hiệu này có phải là “nhãn hiệu nổi tiếng” hay không (tức là có được biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam), hay chỉ là cảm tính chủ quan của chúng ta bằng cách kiểm tra theo các tiêu chí của pháp luật hiện hành.

Các tiêu chí gồm có:

Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu;

Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

Doanh số/số lượng từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu;

Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Trường hợp đó là nhãn hiệu nổi tiếng, hành vi đặt tên và sử dụng trùng với nhãn hiệu nổi tiếng là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 15 Điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biểu hiện, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa”. Bên cạnh phạt tiền, doanh nghiệp có thể chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng và hình thức khắc phục hậu quả đối với hành vi này là  buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đây cũng là biện pháp để bảo vệ các nhãn hiệu nổi tiếng và cả người tiêu dùng khỏi hàng giả, hàng nhái, xâm phạm nhãn hiệu. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp cũng nên tự phát triển và xây dựng nhãn hiệu của riêng mình.

Trường hợp nhãn hiệu vẫn chưa phải là nhãn hiệu nổi tiếng, vậy thì việc nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu này đến từ một đơn vị khác vẫn có ý nghĩa pháp lý. Sau một thời gian xây dựng và hoạt động kinh doanh, nhãn hiệu đã được một lượng người tiêu dùng nhất định biết tới nhưng vẫn chưa đến mức độ được công nhận là “nhãn hiệu nổi tiếng”. Chủ đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này vẫn được hưởng quyền ưu tiên. Do đó, chúng ta cần phải chú ý hơn tới việc bảo hộ nhãn hiệu của chính mình để tránh phải lâm vào cảnh “may áo cưới cho người”.

3.Dịch vụ Pháp lý của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *