Sản xuất nước uống đóng chai có phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không?

Ngày càng có nhiều đơn vị sản xuất nước uống đóng chai, đem tới cho người tiêu dùng các sản phẩm phong phú với giá thành phải chăng. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, bình cũng phải đảm bảo chất lượng, không gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Để chứng minh được chất lượng nước uống, các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, bình phải xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, những đơn vị sản xuất nước uống đóng chai, bình mà không có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt lên đến 100 triệu đồng tùy theo hình thức và quy mô kinh doanh cho cơ sở sản xuất nước uống đóng chai; đồng thời tịch thu  thiết bị, sản phẩm sản xuất.

Vậy thủ tục xin giấy phép này như thế nào? Chúng ta cần chuẩn bị những điều kiện và tài liệu nào để tiến hành? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây:

1.Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

– Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm như là nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, dụng cụ phải đảm bảo an toàn,sạch sẽ..v..v..

+ Địa điểm, môi trường và Diện tích khu vực sản xuất thích hợp, không ô nhiễm có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.

+ Thiết kế, bố trí nhà xưởng: Phù hợp với công suất sản xuất, nguyên tắc một chiều, các khu vực tách biệt, Cống rãnh thoát nước, Kho, hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động: nằm ngoài khu vực sản xuất và phù hợp theo yêu cầu

+ Hệ thống cung cấp nước: Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nước để phục vụ rửa dụng cụ…

+ Thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển: Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

– Có đăng ký ngành, nghề sản xuất đồ uống, kinh doanh đồ uống trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn, Sở Y tế (Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 1: Chủ cơ sở  hoặc người trực tiếp tham gia sản xuất phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dưới đây và nộp cho cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; (Mẫu 1)
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (Mẫu 2)

– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

– Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

  1. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  2. Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

Bước 3: Trong thời hạn 15-25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở, doanh nghiệp.

Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 150 000 đồng

Lưu ý: Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm.

Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

4 . Những khó khăn gặp phải khi tiến hành thủ tục

Việc thực hiện các thủ tục xin Giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm hiện nay tương đối khó khăn. Thực tế chứng minh rằng rất nhiều doanh nghiệp tự tin xin cấp phép nhưng khi kiểm tra thì lại bị đánh giá không đạt. Các lí do không đạt có thể là do không rà soát và đảm bảo được các điều kiện đã liệt kê ở trên: Giấy tờ không đầy đủ, Cơ sở vật chất không đủ tiêu chuẩn, ….

Hệ quả kéo theo đánh giá không đạt là hoạt động kinh doanh bị đình trệ, khó khăn và không cạnh tranh được với đối thủ đã có giấy phép này.

Vậy phải làm sao để có thể xin Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thành công, không tốn nhiều thời gian, công sức?

5 . Dịch vụ của Luật Phúc Cầu

–    Nhanh chóng – trọn gói – uy tín- chuyên nghiệp.

–    Giúp doanh nghiệp không tốn thời gian đi lại nhiều lần.

–    Bạn không cần bận tâm đến những thủ tục hành chính tại các cơ quan chức năng, chỉ cần đến với chúng tôi là hoàn thành xong hết các thủ tục.

Dựa trên những thông tin và giấy tờ khách hàng cung cấp, chúng tôi sẽ:

  • Tư vấn các quy định hiện hành của pháp luật và các tài liệu, giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị
  • Soạn thảo các văn bản, biểu mẫu và chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn thiện cho Quý khách hàng.
  • Đại diện Quý khách hàng đi nộp hồ sơ và làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục (nếu có) và hỗ trợ Quý khách hàng các công việc liên quan.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, chúng tôi sẽ tư vấn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Luật Phúc Cầu tự tin sẽ cung cấp dịch vụ uy tín và chất lượng nhất đến cho doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu của Khách hàng trên cơ sở pháp lý vững chắc.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *