Để mở rộng mạng lưới kinh doanh của Công ty, chúng ta có nhiều lựa chọn như: Thành lập công ty con, mở chi nhánh, mở văn phòng đại diện… Trong bài viết này, Luật Phúc Cầu sẽ tổng hợp những thắc mắc thường gặp của doanh nghiệp khi mở một chi nhánh.
1.Chi nhánh là gì?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Dựa theo định nghĩa này, chi nhánh có thể đứng ra hoạt động kinh doanh, kí kết hợp đồng nhưng không phải là một pháp nhân độc lập mà vẫn phụ thuộc vào công ty.
2.Ngành nghề của chi nhánh
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là Chi nhánh được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề của công ty mẹ. Chi nhánh không được đăng ký những ngành nghề mà công ty mẹ chưa đăng ký. Nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh ở một lĩnh vực khác, bạn có thể đăng ký thêm ngành nghề tại công ty mẹ rồi mở chi nhánh với ngành nghề đó; hoặc mở công ty khác tại địa điểm mới.
3.Có cần khắc con dấu mới cho chi nhánh hay không?
Tùy thuộc vào nhu cầu của công ty, có thể khắc hoặc không khắc. Trường hợp chi nhánh được toàn quyền hoạt động bao gồm kinh doanh hàng hóa/dịch vụ, kí kết hợp đồng… thì có thể khắc con dấu để giao kết hợp đồng dưới danh nghĩa của mình. Trường hợp công ty chỉ cho chi nhánh thực hiện một vài công việc không bao gồm giao kết hợp đồng hoặc các công việc khác không cần đến con dấu thì không cần khắc dấu.
4.Chi nhánh hạch toán thuế và phát hành hóa đơn như thế nào?
Chi nhánh có thể lựa chọn giữa hạch toán phụ thuộc công ty mẹ hoặc hạch toán độc lập. Tuy nhiên, khi hạch toán độc lập, chi nhánh mới có thể xuất hóa đơn đỏ.
5.Chi nhánh đóng thuế môn bài bao nhiêu?
Mức lệ phí môn bài cho chi nhánh là 1.000.000đ/năm (Một triệu đồng).
6.Đại diện theo pháp luật của Chi nhánh?
Chúng ta hay nhầm lẫn khái niệm Người đại diện theo pháp luật của Chi nhánh và Người đứng đầu Chi nhánh.
Chi nhánh vốn là một bộ phận của doanh nghiệp, tuân theo sự điều hành của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của công ty đương nhiên có quyền điều hành toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chi nhánh không phải là pháp nhân, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của người đại diện theo pháp luật của công ty . Người đại diện theo pháp luật của công ty đương nhiên là người đại diện pháp luật cho cả chi nhánh. Nhưng để thuận tiện trong hoạt động, công ty có thể cử ra người đứng đầu chi nhánh để ủy quyền thực hiện các công việc tại chi nhánh mà thôi.
7.Có được phép thành lập chi nhánh ở tỉnh/thành khác
Theo quy định của nghị định mới 108/2018/NĐ-CP, thì đã có sửa đổi, không quy định về việc chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trị sở chính, rằng có thể thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố khác. Không nhất thiết chỉ được thành lập trong phạm vi tỉnh/thành phó trực thuộc trung ương như trước nữa.
8.Chi nhánh có chịu trách nhiệm về tài sản hay không?
Cho dù đăng ký hình thức hạch toán độc lập hay phụ thuộc thì Chi nhánh vẫn chỉ là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không phải là một pháp nhân. Điều này có nghĩa rằng Chi nhánh không độc lập hoàn toàn về tài sản, mọi giao dịch mà Chi nhánh thực hiện với đối tác được hiểu là thực hiện theo sự ủy quyền của doanh nghiệp. Khi có tranh chấp, phát sinh nợ nần, doanh nghiệp là chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và đối tác.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !