Việt Nam trở thành một nơi làm việc lý tưởng, một điểm đến hàng đầu cho người lao động có tay nghề cao ở nước ngoài với xã hội an toàn, phong cảnh đẹp, đồ ăn ngon, thị trường lao động nhiều cơ hội. Tuy nhiên, người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam từ trên 03 tháng cần có Giấy phép lao động.
Sau đây Luật Phúc Cầu xin gửi tới quý khách hàng những thông tin cần biết xung quanh việc làm Giấy phép lao động cho người nước ngoài:
I. Giấy phép lao động là gì? Có cần thiết phải làm Giấy phép lao động hay không?
Giấy phép lao động là loại giấy tờ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cho người nước ngoài đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam và người lao động nước ngoài sẽ được bảo vệ các quyền lợi hợp pháp theo pháp luật lao động của Việt Nam. Đặc biệt trong thời điểm ngày càng có nhiều người nước ngoài muốn tới Việt Nam để sinh sống, làm việc thì việc cấp Giấy phép lao động và kiểm soát lao động nước ngoài ngày càng chặt chẽ hơn.
Nội dung của Giấy phép lao động gồm có:
– Thông tin của người lao động nước ngoài;
– Thông tin về đơn vị làm việc (tên, địa chỉ);
– Thông tin về công việc sẽ đảm nhận (Vị trí công việc, chức danh, thời hạn làm việc).
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong thời gian trên 03 tháng phải có Giấy phép lao động. Trong trường hợp Doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài mà không xin cấp Giấy phép lao động thì sẽ bị xử phạt. Cụ thể: Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền lên đến 75 triệu đồng; người nước ngoài không có Giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Có thể thấy rằng, Giấy phép lao động là loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với Doanh nghiệp và người lao động nước ngoài. Vậy người lao động nước ngoài sẽ phải đảm bảo những điều kiện gì để được cấp giấy phép lao động?
II. Điều kiện để được cấp Giấy phép lao động:
Để được cấp Giấy phép lao động, người nước ngoài phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật như sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
– Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài. (có lý lịch tư pháp);
– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
Theo các điều kiện trên, ta có thể thấy rằng: Thứ nhất, người sử dụng lao động muốn sử dụng lao động nước ngoài phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bằng cách nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Thứ hai, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tại 3 vị trí: Nhà quản lý hoặc Giám đốc điều hành, Chuyên gia, Lao động kỹ thuật. Vì thế, cần phải xác định điều kiện để chắc chắn rằng người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp trên, đủ điều kiện để làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, ta thấy rằng, người nước ngoài được cấp Giấy phép lao động với các vị trí công việc sau: Nhà quản lý, Giám đốc điều hành, Chuyên gia và Lao động kỹ thuật.
Dưới đây là những điều kiện chi tiết để người nước ngoài được công nhận tại một trong các vị trí trên và được cấp Giấy phép lao động:
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ NHÀ QUẢN LÝ, GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH, CHUYÊN GIA HOẶC LAO ĐỘNG LỸ THUẬT
1. Nhà quản lý, giám đốc điều hành
– Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
– Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Chuyên gia: phải có 1 trong 2 điều kiện sau
– Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;
– Hoặc có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có xác nhận kinh nghiệm ít nhất 3 năm làm việc trong chuyên ngành phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
3. Lao động kỹ thuật
– Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật và chuyên ngành khác ít nhất 1 năm và xác nhận kinh nghiệm làm việc ít nhất 3 năm trong chuyên ngành được đào tạo.
III. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Quý khách hàng cần cung cấp gồm có:
– Bằng đại học (đối với chuyên gia) hoặc Chứng chỉ đào tạo (đối với lao động kỹ thuật) (Đã hợp pháp hóa lãnh sự tại nước sở tại);
– Văn bản xác nhận 3 năm kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài phải phù hợp với bằng cấp và vị trí cần tuyển dụng tại Việt Nam (Đã hợp pháp hóa lãnh sự tại nước sở tại);
Trường hợp đã có GPLĐ thì có thể xác nhận thay thế cho Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc. (Lưu ý, vị trí và lĩnh vực công việc phải phù hợp với vị trí công việc đang tuyển dụng)
– Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế;
– Lý lịch tư pháp;
– Bản sao chứng thực hộ chiếu nguyên cuốn;
– Quyết định cho phép sử dụng lao động nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
Lưu ý:
– Đối với những cá nhân đã từng cư trú tại Việt Nam, lý lịch tư pháp và giấy khám sức khỏe chỉ cần xin tại Việt Nam;
– Các giấy tờ ở nước ngoài bắt buộc phải có xác nhận hợp pháp hoá tại nước sở tại. Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành hợp pháp hoá tại Việt Nam, bao gồm dịch thuật và tiến hành các thủ tục hợp pháp hóa tại Việt Nam.
IV. Các bước nộp hồ sơ
Bước 1: Đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động lao động nước ngoài với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố.
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Chính là Mẫu số 1) đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây viết tắt là cơ quan chấp thuận).
– Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa của cơ quan chấp thuận hoặc hệ thống cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn;
– Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp trực tiếp) và 12 ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp qua mạng).
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động
Sau khi nhận được văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, Doanh nghiệp tiếp tục nộp những giấy tờ đã chuẩn bị này cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm với văn bản chấp thuận để xin cấp Giấy phép lao động.
– Nộp hồ sơ tại: Nộp trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa của cơ quan chấp thuận hoặc hệ thống cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn;
– Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận kết quả, kí kết hợp đồng lao động
Sau khi nhận Giấy phép lao động, Doanh nghiệp tiến hành kí Hợp đồng lao động với người lao động theo như các thông tin đã kê khai, đăng kí khi xin cấp Giấy phép lao động. Đây là một bước vô cùng cần thiết, không chỉ để bổ sung cho hệ thống của Doanh nghiệp mà tại một số tỉnh thành, Doanh nghiệp còn phải nộp một bản hợp đồng cho cơ quan quản lý lao động.
V. Công việc của Luật Phúc Cầu
Tùy theo nhu cầu của bạn, bạn có thể tự tiến hành thủ tục này hoặc để Luật Phúc Cầu hỗ trợ cho bạn. Luật Phúc Cầu sẽ kiểm tra tình trạng hồ sơ, tư vấn các bước cần làm để chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh và tiến hành theo đúng quy định Pháp luật, giúp bạn bớt lo lắng về các giấy tờ pháp lý để yên tâm làm việc, hoạt động kinh doanh.
Công việc của chúng tôi:
– Tư vấn cho Quý khách hàng các quy định và chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ cần thiết;
– Soạn thảo các văn bản, biểu mẫu và chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn thiện cho Quý khách hàng;
– Đại diện Quý khách hàng đi nộp hồ sơ và làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục (nếu có) và hỗ trợ Quý khách hàng các công việc liên quan.
Luật Phúc Cầu tự tin với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ là nơi tin cậy để quý khách hàng giao phó công việc của mình. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, công việc của khách hàng sẽ được đảm bảo dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí.
Gọi cho chúng tôi !