Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp gắn liền với thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng, cũng như là một trong những điểm đầu tiên để khách hàng phân biệt được công ty này với công ty khác. Tên của doanh nghiệp cũng có thể thay đổi để phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường vận động không ngừng mỗi ngày. Dựa trên yêu cầu đó, PC Lawfirm sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các quy định về tên của doanh nghiệp và thủ tục khi thay đổi, dù loại hình doanh nghiệp là gì, quy trình chung sẽ như sau:

I.  Căn cứ pháp lý

–        Luật Doanh nghiệp 2020;

–        Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

–        Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

II. Hồ sơ cần chuẩn bị

–        Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

–        Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty;

III.Thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh;

–        Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả sau 03 (ba) ngày làm việc;

–        Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, cần phải sửa đổi, bổ sung, Phòng đăng ký kinh doanh thông báo cho người nộp hồ sơ biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, thời gian duyệt hồ sơ sẽ bắt đầu tình từ ngày hồ sơ bổ sung mới được nộp;

Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

–        Trường hợp hồ sơ được chấp thuận, có thể nộp Giấy biên nhận tại bộ phận một cửa để lấy kết quả;

–        100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).

Bước 4: Khắc con dấu mới theo tên mới của doanh nghiệp

IV.   Lưu ý

1. Những điều cấm khi chọn tên mới cho doanh nghiệp:

–        Đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký;

–        Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

–        Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2. Các thay đổi khác liên quan

–        Thay đổi con dấu là cần thiết, vì trên con dấu có ghi tên của Doanh nghiệp;

–        Thông báo cho đối tác, các khách hàng đã và đang làm việc;

–        Thay đổi biển hiệu công ty;

–        Đối với doanh nghiệp chưa sử dụng hết hóa đơn đã in, doanh nghiệp có thể hủy, hoặc đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng.

V. Dịch vụ của Luật Phúc Cầu

Các Thủ tục thông báo sửa đổi, bổ sung có thể nói là không quá khó nhưng đối với người không thường xuyên thực hiện những thủ tục khá là vất vả khi tìm hiểu các quy định của pháp luật cũng như việc soạn thảo hồ sơ, biểu mẫu cho chính xác tránh việc sai sót, ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp, cũng như đi lại nhiều lần. Để hỗ trợ bạn, Luật Phúc Cầu sẽ thực hiện những công việc sau:

1.      Tư vấn và cung cấp thông tin;

2.      Soạn thảo hồ sơ và gửi khách hàng ký;

3.      Nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền;

4.      Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại giấy tờ khác có liên quan cho Khàng hàng;

5.      Bàn giao cho Khách hàng.

Luật Phúc Cầu tự tin với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện mọi công việc cho bạn trên cơ sở pháp lý vững chắc.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *