NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN TẠI ĐÂU?

             Thực tế hiện nay, khi phát hiện quyền và lợi ích bị xâm phạm, nhiều người dân vẫn không biết cần nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nào. Việc xác định Tòa án có thẩm quyền là vô cùng quan trọng khi tiến hành tố tụng. Bởi việc nộp đơn đúng quy định pháp luật sẽ giúp vụ việc được xem xét thụ lý, giải quyết nhanh chóng, tránh trường hợp Tòa trả lại đơn do không đúng thẩm quyền. Bài viết dưới đây của Luật Phúc Cầu sẽ giúp Quý khách hàng xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS)
  • Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS)

1.Xác định Tòa án có thẩm quyền để nộp đơn khởi kiện

          Theo quy định tại Chương III BLTTDS 2015,tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người đi kiện có thể nộp đơn khởi kiện tại:

  • Tòa án nơi người bị kiện (bị đơn) cư trú, làm việc;
  • Tòa án nơi người khởi kiện (nguyên đơn) cư trú, làm việc;
  • Toà án nơi có bất động sản đối với tranh chấp về bất động sản;
  • Tòa án theo sự lựa chọn của người khởi kiện, người yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể tại Điều 40 BLTTDS 2015.

          Cách xác định cụ thểTòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau:

1.1 Xác định thẩm quyền chung (thẩm quyền theo vụ việc)

          Trong lĩnh vực dân sự, Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp được quy định tại các Điều 26; Điều 28; Điều 30 và Điều 32 BLTTDS bao gồm:

  • Tranh chấp về dân sự (vay tiền, quyền sở hữu,…);
  • Tranh chấp về hôn nhân và gia đình (ly hôn, thừa kế,..);
  • Tranh chấp về kinh doanh, thương mại (hợp đồng trong kinh doanh, thương mại…);
  • Tranh chấp về lao động (hợp đồng lao động, lương, BHXH,…).

          Khi có tranh chấp, cần phải xác định sự việc đó thuộc loại việc nào vì chỉ những tranh chấp thuộc các quy định trên thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

1.2 Xác định thẩm quyền theo cấp Tòa án: (cấp huyện/quận, tỉnh/thành phố)

          Là việc xét xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh.Theo Điều 35 BLTTDS 2015, Tòa án nhân dân cấp quận, huyện giải quyết các tranh chấp:

  • Về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28;
  • Về kinh doanh, thương mại tại khoản 1 Điều 30;
  • Về lao động theo Điều 32;
  • Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Thông thường, việc khởi kiện dân sự lần đầu tiên sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện.

Bên cạnh đó, Theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết:

  • Tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài);
  • Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyệnmà TAND cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyệ

1.3 Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết vụ án;

Trường hợp có sự thỏa thuận bằng văn bản của các các bên về việc yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc nguyên đơn có quyền tự mình chọn Tòa án trong một số trường hợp đặc biệt theo Điều 40 thì có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

àQuy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho chủ thể khởi kiện thực hiện việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết cho mình, trao cho họ sự chủ động trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong một số trường hợp nhất định như: Nguyên đơn không biết nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở của bị đơn; tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;…

  • Trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì ch Tòa án nơi có bt đng sn mi có thm quyn gii quyết

Chẳng hạn tranh chấp về ai có quyền sử dụng đất đối với mảnh đất tại quận Thanh Khê, Đà Nẵng thì chỉ Tòa án quận Thanh Khê, Đà Nẵng mới có thẩm quyền giải quyết, nếu nộp đơn tại Tòa quận Cẩm Lệ sẽ bị trả lại đơn;

Nếu đối tượng tranh chấp không là bất động sản và nguyên đơn, bị đơn không có thỏa thuận hoặc nguyên đơn không có quyền chọn Tòa án thì Tòa án nơi người bị kiện cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Đồng thời, cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 39 BLTTDS 2015 thì:

Trong trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của các đương sự.

2. Các bước tiến hành nộp đơn khởi kiện

Bước 1: Xác định điều kiện khởi kiện

  • Về chủ thể Khởi kiện: Là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trường hợp không đáp ứng điều kiện này cần phải có người đại diện theo pháp luật hoặc theo quyết định của Tòa án.
  • Về Tòa án có thẩm quyền: Như đã phân tích ở trên bao gồm Thẩm quyền theo vụ việc, Thẩm quyền theo cấp; Thẩm quyền theo lãnh thổ; Thẩm quyền theo lựa chọn.
  • Về thời hiệu: Phải còn thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện tại Điều 155 BLDS 2015.
  • Đồng thời, chủ thể được quyền khởi kiện nếu vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (như giấy tờ về nhà đất, hợp đồng các bên đã ký liên quan đến sự việc, di chúc…);
  • Nếu người khởi kiện là cá nhân: Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc Thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình;
  • Nếu người khởi kiện là tổ chức: Bản sao công chứng Giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập, giấy phép hoạt độ

Đặc biệt, khi muốn khởi kiện, cần xem xét đến mẫu đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần có các nội dung chính theo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và đảm bảo bố cục đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

Bước 3: Nộp đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.

TÓM LẠI, Việc gửi đơn khởi kiện đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết là một yếu tố rất quan trọng để xem xét việc thụ lý vụ án. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện, nếu gửi đơn khởi kiện đến sai Tòa án có thẩm quyền xét xử theo cấp hay theo lãnh thổ thì sẽ phải chuyển đơn khởi kiện sang đúng Tòa án có thẩm quyền.

Do đó, để tránh mất thời gian, công sức người khởi kiện phải hết sức chú ý đến vấn đề này để đảm bảo đơn khởi kiện của mình có thể được thụ lý nhanh chóng.

          Qua bài viết trên, Luật Phúc Cầu đã hướng dẫn cho Quý khách hàng cách xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và các bước nộp đơn tiến hành khởi kiện. Trường hợp cần tư vấn pháp lý về điều kiện khởi kiện, làm hồ sơ khởi kiệnhay Luật sư hỗ trợ tại phiên Tòa, Quý khách có thể phản ánh tới địa chỉ pclawfirm.vn@gmail.com hoặc gọi đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 0236.777.3979 Chúng tôi sẵn sàng giải đáp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *