THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN MỚI NHẤT

Theo quy định tại Chương V Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu và được tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Việc này giúp chia sẻ những gánh nặng rủi ro trong kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn cho các nhà đầu tư. Điều này giải thích tại sao mô hình Công ty cổ phần hiện đang là mô hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Vậy thủ tục thành lập Công ty cổ phần như thế nào? Bài viết sau đây của Luật Phúc Cầu sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về điều kiện cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết về thành lập Công ty cổ phần cho Q khách hàng.

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.;

1. Điều kiện thành lập Công ty cổ phần (CTCP)

Số lượng cổ đông góp vốn: Thành lập Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động, CTCP luôn phải có tối thiểu 03 cổ đông.

Tên công ty cổ phần: Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên phạm vi cả nước. Trường hợp muốn tra cứu tên công ty dự định thành lập bị trùng hoặc gây nhầm lẫn hay không, Quý khách hàng có thể nhờ sự hỗ trợ tư vấn từ Luật Phúc Cầu.

Trụ sở chính của công ty: Được quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu quy hoạch của địa phương, không nằm ở chung cư/nhà tập thể (trong trường hợp mục đích sử dụng của chung cư/nhà tập thể đó chỉ dùng để ở, không phải để kinh doanh);

Ngành nghề kinh doanh: Đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành, không bị cấm đầu tư kinh doanh;

Vốn điều lệ/ Vốn pháp định: Lưu ý, các cổ đông phải đảm bảo góp đủ vốn điều lệ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 47 LDN 2020). Ngoài ra, CTCP phải đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định;

Người đại diện: Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 2 Điều 137 LDN 2020)

Thành viên Hội đồng quản trị: Có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác. Trừ trường hợp bị hạn chế theo quy định pháp luật hay Điều lệ công ty (khoản 1 Điều 155 LDN 2020).

2. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập Công ty cổ phần:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

        Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký thành lập Công ty cổ phần sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của cổ đông sáng lập là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức).
  • Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

* Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với Người Đại Diện Theo Pháp Luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với Người Đại Diện Theo Ủy Quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

  • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Văn Bản Ủy Quyền cho người đi nộp hồ sơ và giấy tờ cá nhân của người nộp hồ sơ, trong trường hợp Người đại diện theo pháp luật của DN không trực tiếp làm mà ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký thành lập CTCP.

Bước 2: Nộp hồ sơ

          Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;

          Nộp hồ sơ thành lập công ty qua mạng điện tử bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ

          Trong thời hạn 03 ngày làm việc Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét xử lý hồ sơ. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc từ chối thì người nộp hồ sơ trực tiếp đến nhận hoặc được gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau đó Qúy khách hàng cần nộp lại hồ sơ đã sửa đổi, bổ sung (nếu có);

          Trường hợp quá thời hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định (khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

          Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì nhận kết quả theo như bước 4 bên dưới.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp (kết quả)

          Sau khi hồ sơ được chấp thuận, người nộp hồ đã đến nhận kết quả kèm theo Giấy biên nhận đã được Phòng một cửa giao trước đó hoặc nhận qua đường bưu chính (trong trường hợp uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).. Lưu ý: Quý Khách có thể nộp hồ sơ qua mạng điện tử để không tốn công đi lại. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Luật Phúc Cầu để được tư vấn và hỗ trợ.

Một số lưu ý Q khách hàng cần làm sau khi đăng ký thành lập Công ty cổ phần:

  • Khắc dấu;
  • Mở tài khoản ngân hàng;
  • Làm biển hiệu và lắp đặt biển hiệu tại trụ sở Công ty (bắt buộc);
  • Mua chữ ký số, kê khai thuế và nộp thuế ban đầu;
  • Đặt in hóa đơn.

3. Những khó khăn gặp phải khi tự tiến hành thủ tục

Khi tiến hành những thủ tục này, chúng ta thường sẽ bối rối trước những vấn đề tưởng chừng rất nhỏ nhặt như: Nên đăng kí ngành nghề nào, các danh mục phải điền ra sao, phân chia thế nào thì hợp lý… dẫn tới việc hồ sơ sẽ bị sai, phải sửa lại nhiều lần. Không chỉ thế mà còn làm tốn thời gian của doanh nhân, kéo dài thời gian đăng ký và phát sinh vô vàn rủi ro pháp lý về sau.

Để hỗ trợ khách hàng tránh mất thời gian vào những thủ tục đơn giản nhưng cần tỉ mỉ này, Luật Phúc Cầu cung cấp Dịch vụ thành lập Công ty cổ phần tại Đà Nẵng.

4. Dịch vụ thành lập Công ty cổ phần tại Đà Nẵng của Luật Phúc Cầu

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, đã từng làm việc với hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước, Luật Phúc Cầu tự tin sẽ mang tới dịch vụ nhanh chóng, uy tín và chất lượng nhất cho Khách hàng.

Công việc của chúng tôi bao gồm:

– Tư vấn các loại hình, thông tin phù hợp với định hướng kinh doanh của Khách hàng;

– Soạn thảo hồ sơ và gửi khách hàng xem thông tin chốt hồ sơ;

– Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ cho Phòng Đăng ký kinh doanh;

 Theo dõi tiến trình hồ sơ và cập nhật khách hàng ;

– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giao cho khách hàng cùng các giấy tờ liên quan.

– Khắc dấu và các công việc khác để Công ty đi vào hoạt động;

– Hỗ trợ tư vấn các thủ tục pháp lý miễn phí trong vòng 01 năm kể từ ngày thành lập công ty.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, chúng tôi sẽ tư vấn để tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.

 

Nếu quý khách hàng có bất kỳ nhu cầu hay vướng mắc nào về Thủ tục thành lập Doanh nghiệp, Quý khách có thể phản ánh tới địa chỉ pclawfirm.vn@gmail.com hoặc gọi đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 0236.777.3979 của Luật Phúc Cầu chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp hoặc hỗ trợ làm hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân trọn gói – với mức giá tối ưu và tiết kiệm nhất tại Đà Nẵng và Gia Lai.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập trọn gói công ty trọn gói từ A – Z của Luật Phúc Cầu.

Nhanh chóng – Tiết kiệm – Hồ sơ chỉ ký 1 lần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *