ÁN LỆ DÂN SỰ: ? ÁN LỆ SỐ 02/2016/AL – Về vụ án Tranh chấp đòi lại Tài sản ?

Trong thực tế, có trường hợp người quản lý di sản không thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tuy nhiên, trong quá trình sinh sống họ đã bỏ ra nhiều công sức, chi phí để khối di sản tồn tại và giá trị tăng lên trong nhiều năm. Và khi một trong các người thừa kế yêu cầu chia di sản thì việc xem xét xông sức của người quản lý di sản sẽ được giải quyết như thế nào? Hãy cùng Luật Phúc Cầu tìm hiểu thông qua bài tổng hợp Án lệ số 05/2016/AL sau đây.

1.Nguồn án lệ

Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 09/10/2014 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa các bên:

  • Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Thưởng, bà Nguyễn Thị Xuân;
  • Bị đơn: ông Nguyễn Chí Trải (Cesar Trai Nguyen), chị Nguyễn Thị Thúy Phượng, bà Nguyễn Thị Bích Đào;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Nguyễn Thị Xê, Nguyễn Chí Đạt (Danforth Chi Nguyen), Nguyễn Thuần Lý, Nguyễn Thị Trinh, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Thị Thúy Loan, Phạm Thị Liên, Phạm Thị Vui, Trần Đức Thuận, Trần Thành Khang.

2.Khái quát nội dung của án lệ

Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kếcó công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức.

3.Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, gồm các điều:

  • Khoản 1 Điều 5 quy định Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự;
  • Điều 218 quy định Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu.

4.Tóm tắt nội dung vụ án

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có gia đình Nguyễn Văn Hưng (mất năm 1978), Lê Thị Ngự (mất năm 1992) có sáu người con là Nguyễn Thị Xê, Nguyễn Chí Trải, Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Thưởng, Nguyễn Thị Trinh và Nguyễn Chí Trai. Ông Trai có vợ là Ông Thị Mạnh  và có năm người con là Nguyễn Thuần Lý, Nguyễn Thuần Huy, Nguyễn Thị Quới Đường, Nguyễn Chí Đạt (sinh năm 1966) và Nguyễn Chí Đạt (sinh năm 1968). Ông Trải có vợ là Nguyễn Thị Tư, có ba người con là Nguyễn Thị Thúy Phượng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Thị Thuý Loan. Cụ Hưng và cụ Ngự đã mua một mảnh đất, sinh sống tại đây, vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rồi qua đời mà không để lại di chúc.

Sau đó, căn nhà được sử dụng, quản lý bởi chị Phương, tức con gái của Nguyễn Chí Trải. Trong nhiều năm sử dụng, căn nhà được cải tạo một phần, được cho thuê một phần. Một số thành viên trong hàng thừa kế di sản, gồm cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã yêu cầu chia thừa kế đổi với mảnh nhà đất này nhưng không thể thống nhất. Ngày 18/7/2008, Nguyễn Thị Thưởng, Nguyễn Thị Xuân khởi kiện Nguyễn Thị Thúy Phượng, đệ đơn gửi TAND Thành phố Hồ Chí Minh. Vụ án lần lượt qua sơ thẩm, phúc thẩm tại Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh rồi giám đốc thẩm tại TAND tối cao mới đi tới nhận định để quay trở lại với sơ thẩm ban đầu.

5.Nội dung án lệ

“Cụ Hưng chết năm 1978, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng. Phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư. Bà Tư chết năm 1980, các thừa kế của bà Tư gồm ông Trải và 03 người con của ông Trải, bà Tư trong đó có chị Phượng.

Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem xét công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự.”

6.Sự cần thiết của việc ban hành án lệ

Án lệ 05/2016/AL ghi nhận thừa kế chuyển tiếp (từ người để lại di sản sang cho con và từ con sang cháu) mà không cần có thủ tục kê khai di sản mặc dù di sản là nhà đất. Nội dung án lệ cho thấy một vấn đề khá phổ biến là một bên yêu cầu và bên kia bác bỏ yêu cầu, bác bỏ yêu cầu lớn hơn yêu cầu về công sức, chi phí quản lý di sản và cần được giải quyết cùng lúc.

Hướng của Án lệ phần nào giúp các Thẩm phán xác định được việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật và thực tế quản lý, cải tạo, sử dụng của đương sự để có cái nhìn khách quan hơn khi xét xử các vụ án tương tự. Trong quá trình xét xử, phải xem xét về công sức, đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế để giải quyết triệt để các yêu cầu, nhằm đảm bảo lợi ích cho đương sự.

7.Trường hợp tương tự áp dụng án lệ

Chính nhờ tính ứng dụng của Án lệ mà các vụ án sau này khi có tình huống pháp lý tương tự sẽ được áp dụng Án lệ 05/2016/AL này để giải quyết (theo Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Một số bản án đã áp dụng Án lệ có thể kể đến như:

  • Bản án 01/2017/KDTM-ST ngày 20/7/2017 về Tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản của TAND thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước.
  • Bản án 22/2017/DS-PT ngày 03/7/2017 về Tranh chấp di sản thừa kế và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của TAND tỉnh Ninh Thuận.
  • Bản án 46/2017/HNGĐ-ST ngày 28/9/2017 về Tranh chấp chia tài sản chung sau khi ly hôn, đòi quyền sử dụng đất của TAND tỉnh Tiền Giang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *