Người nước ngoài làm Giám đốc công ty có phải xin Giấy phép lao động? – Một trong những vướng mắc của Doanh nghiệp mà Luật Phúc Cầu thường gặp phải là Có phải làm Giấy phép lao động cho Giám đốc? Bởi đây là vị trí lãnh đạo của công ty, vậy thủ tục này có gì đặc biệt cần lưu ý?
Chức danh Giám đốc đem lại cho chúng ta ấn tượng là chức danh lớn, và thường sẽ là những người chủ doanh nghiệp nắm giữ để điều hành doanh nghiệp. Vậy những trường hợp nào phải xin Giấy phép lao động cho Giám đốc?
1.Giám đốc là người lao động
Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện nay, không cấm doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật. Do đó, dù chức danh cao những Giám đốc vẫn là một người lao động theo quan hệ pháp luật lao động. Người đại diện theo pháp luật sẽ kí hợp đồng lao động với sẽ ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp ký hợp đồng là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân.
Vì vậy, công ty vẫn phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài.
2.Giám đốc là thành viên góp vốn của công ty TNHH có giá trị góp vốn dưới 3 tỷ đồng
Trong trường hợp này, Giám đốc đã là người sử dụng lao động và là nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp không thuộc diện được cấp Giấy phép lao động, trong đó có:
“Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
1.Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
…”
Căn cứ quy định trên, trường hợp người nước ngoài làm Giám đốc của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có giá trị vốn góp dưới 3 tỷ đồng thì vẫn không thuộc diện được miễn Giấy phép lao động.
3.Cần chuẩn bị những gì để xin cấp GPLĐ cho chức danh Giám đốc?
Cũng theo quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP, chức danh Giám đốc được xếp vào vị trí Nhà quản lý.
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
4.Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.”
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
24.Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Do đó, các giấy tờ cần cung cấp bao gồm:
– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng;
– Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp;
– Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý;
– 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !