So sánh Công ty Cổ phần và Công ty TNHH 2 thành viên

So sánh Công ty Cổ phần và Công ty TNHH 2 thành viên – Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và công ty cổ phần thường có số lượng thành viên góp vốn và vốn điều lệ tương đối lớn. Đây là hai mô hình công ty có khả năng huy động vốn tối ưu nhất trong các loại hình doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp lớn thường phân vân chọn lựa loại hình nào một trong hai. Để giải quyết nỗi đau đầu này của các doanh nhân, Luật Phúc Cầu sẽ phân tích và so sánh các nhược điểm, ưu điểm của hai mô hình trong bài viết dưới đây.

1.Điểm giống

– Đều là doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2020;
– Đều có tư cách pháp nhân, thành viên góp vốn/cổ đông chịu trác nhiệm góp vốn trong phạm vi số vốn/số cổ phần đã góp;
– Có nhiều người/tổ chức góp vốn;
– Số vốn góp không đủ và không đúng hạn được coi là khoản nợ đối với công ty.

2. Khác nhau

a.Khái niệm:

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Tối thiểu 02 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên góp vốn thành lập công ty.
– Công ty Cổ phần: Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông.

b. Số lượng thành viên:

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 được quy định là từ 2 người trở lên và tối đa không vượt quá 50 người.
– Công ty cổ phần: Số lượng cổ đông của công ty tối thiểu là 3 người và không giới hạn số lượng tối đa.

c.Vốn điều lệ

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Vốn điều lệ không chia thành cổ phần hay cổ phiếu. Không chia thành các phần bằng nhau.

– Công ty Cổ phần: Vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Và được ghi nhận bằng cổ phiếu.

d.Huy động vốn:

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Phát hành trái phiếu; các thành viên trong công ty góp thêm; đi vay,…
– Công ty Cổ phần: Phát hành cổ phiếu, trái phiếu; đi vay;…. Hình thức phát hành cổ phiếu là một trong các cách huy động vốn đặc trưng nhất của công ty cổ phần.

e. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.
– Công ty Cổ phần: lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

3. Dịch vụ Pháp lý của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi công ty, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH … cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Sử dụng dịch vụ tư vấn Pháp lý của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *