Chuyển nhượng cổ phần như thế nào?

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ phần là việc cổ động góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Vậy thủ tục này sẽ tiến hành như thế nào?

1.Quy định về chuyển nhượng các loại cổ phần:

– Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác;

– Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông;

– Nếu cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cầu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần dự định chuyển nhượng đó;

– Cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông sáng lập của công ty không được coi là cổ đông sáng lập;

– Cổ phần ưu đã biểu quyết không được phép chuyển nhượng;

2.Thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Không cần đăng ký thay đổi thông tin cổ đông sáng lập khi chuyển nhượng cổ phần tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư, chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty (Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP);

– Các giấy tờ cần chuẩn bị:

+ Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;

+ Quyết định Đại hội đồng cổ đông;

+ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

+ Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

+ Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhan và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần để nộp tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).

3.Thuế chuyển nhượng cổ phần

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

Thuế TNCN phải nộp =  Giá chuyển nhượng chứng khoán mỗi lần * thuế suất 0,1%

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN:

+ Cá nhân chuyển nhượng tự nộp hồ sơ: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng;

+ Kê khai thông qua doanh nghiệp: Thực hiện trước khi có GCN ĐKDN mới.

– Các giấy tờ cần chuẩn bị:

+ Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;

+ Quyết định Đại hội đồng cổ đông;

+ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

+ Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

+ Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhan và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần để nộp tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).

4.Dịch vụ Pháp lý StartUp của Luật Phúc Cầu

Đối với mỗi StartUp, doanh thu, nguồn khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, việc quản trị nội bộ, thuế, BHXH cũng đều là những công việc quan trọng không kém cần phải đảm bảo, tất cả nhằm cho công ty hoạt động đồng bộ, có nguyên tắc, hoàn thành các nghĩa vụ theo pháp luật và tránh bị phạt oan. Thế nhưng, quỹ thời gian có hạn, nếu hoàn thành những công việc này thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trễ nải, hơn nữa, người khởi nghiệp còn phải va chạm với rất nhiều lĩnh vực nên không thể sâu sát theo những quy định pháp luật .

Sử dụng dịch vụ Pháp lý StartUp của Luật Phúc Cầu, bạn sẽ nhận được những tư vấn chuyên sâu và có căn cứ pháp lý chắc chắn đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý, đồng thời các thủ tục cũng sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *