Công ty Cổ phần là loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô kinh doanh lớn, và vì thế, quy trình thành lập và quản lý không hề dễ dàng. Luật Phúc Cầu xin gửi đến bạn thủ tục thành lập Công ty Cổ phần nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định chính xác cho công việc của mình.
1.Công ty cổ phần là gì?
Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty Cổ phần là doanh nghiệp mà:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần;
– Cá nhân, tổ chức góp vốn vào công ty là cổ đông và số lượng cổ đông tối thiểu để thành lập công ty cổ phần là 03. (Do đó, khi chỉ có 02 người góp vốn kinh doanh thì vẫn chưa đủ điều kiện thành lập Công ty cổ phần);
– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, do đó, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi góp vốn;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này;
– Được phát hành các loại cổ phần để huy động vốn.
Công ty cổ phần có rất nhiều điểm thuận tiện cho các cổ đông: Tự do chuyển nhượng vốn, cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi cổ phần của mình, công ty được phát hành cổ phần để huy động vốn,… rất phù hợp với những đơn vị định hướng quy mô kinh doanh lớn. Tuy nhiên cũng vì được tự do chuyển nhượng vốn nên người điều hành doanh nghiệp phải thật sự tỉnh táo và có năng lực quản trị tốt để điều hành được công ty, cũng như phải có những thỏa thuận chặt chẽ ngay từ ban đầu với những người đồng sáng lập.
2.Thủ tục thành lập Công ty cổ phần
Vì những đặc thù nói trên, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty cổ phần sẽ có phần phức tạp và kĩ càng hơn so với các loại hình khác.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin và giấy tờ cần thiết để soạn thảo hồ sơ.
– Chọn tên Công ty sao cho không bị trùng và đúng với mong muốn tên gọi của các cổ đông sáng lập;
– Xác định trụ sở (thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của Công ty, không đặt tại chung cư không có chức năng thương mại);
– Xác định vốn điều lệ, số lượng cổ phần, giá trị mỗi cổ phần, các loại cổ phần;
– Xác định tỷ lệ góp vốn của mỗi cổ đông sáng lập;
– Xác định người đại diện theo pháp luật và chức danh;
– Xác định các ngành nghề kinh doanh sẽ đăng ký (ngành nghề nào cần thiết trong quá trình hoạt động, ngành nghề nào bị cấm, ngành nghề nào có điều kiện kèm theo…);
– Các cổ đông sáng lập thỏa thuận thống nhất các chính sách của Công ty;
– Chuẩn bị CMND/CCCD/Hộ chiếu bản sao y công chứng nếu cổ đông là cá nhân, Giấy ĐKKD và các giấy tờ khác nếu cổ đông là tổ chức;
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ:
– Dựa theo các thông tin nói trên, soạn thảo hồ sơ đầy đủ các thành phần sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
+ Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
+ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
+ Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
+ Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực;
+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Có thể nộp trực tiếp, hoặc nộp qua Cổng thông tin điện tử). Thời gian giải quyết từ 03 – 05 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ sẽ có thông báo để người nộp hồ sơ chỉnh sửa và nộp lại, thời gian giải quyết sẽ tình từ ngày hồ sơ được bổ sung.
Bước 3: Nhận kết quả
Khi hồ sơ hợp lệ, người nộp hồ sơ chỉ cần cầm Giấy biên nhận theo để nhận kết quả tại Bộ phận một cửa.
Bước 4: Các công việc sau khi thành lập để Công ty cổ phần đi vào hoạt động
– Khắc dấu;
– Mở tài khoản ngân hàng;
– Làm biển hiệu và lắp đặt biển hiệu tại trụ sở Công ty (bắt buộc);
– Mua chữ ký số, khai thuế ban đầu;
– Đặt in hóa đơn;
3. Những khó khăn gặp phải khi tự tiến hành thủ tục
Khi tiến hành những thủ tục này, chúng ta thường sẽ bối rối trước những vấn đề tưởng chừng rất nhỏ nhặt như: Nên đăng kí ngành nghề nào, các danh mục phải điền ra sao, phân chia thế nào thì hợp lý… dẫn tới việc hồ sơ sẽ bị sai, phải sửa lại nhiều lần. Không chỉ thế mà còn làm tốn thời gian của doanh nhân, kéo dài thời gian đăng ký và phát sinh vô vàn rủi ro pháp lý về sau.
Để hỗ trợ khách hàng tránh mất thời gian vào những thủ tục đơn giản nhưng cần tỉ mỉ này, Luật Phúc Cầu cung cấp Dịch vụ thành lập Công ty cổ phần tại Đà Nẵng.
4. Dịch vụ thành lập Công ty cổ phần tại Đà Nẵng của Luật Phúc Cầu
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, đã từng làm việc với hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước, Luật Phúc Cầu tự tin sẽ mang tới dịch vụ nhanh chóng, uy tín và chất lượng nhất cho Khách hàng.
Công việc của chúng tôi bao gồm:
– Tư vấn các loại hình, thông tin phù hợp với định hướng kinh doanh của Khách hàng;
– Soạn thảo hồ sơ và gửi khách hàng xem thông tin chốt hồ sơ;
– Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
– Theo dõi tiến trình hồ sơ và cập nhật khách hàng ;
– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giao cho khách hàng cùng các giấy tờ liên quan.
– Khắc dấu và các công việc khác để Công ty đi vào hoạt động;
– Hỗ trợ tư vấn các thủ tục pháp lý miễn phí trong vòng 01 năm kể từ ngày thành lập công ty.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, chúng tôi sẽ tư vấn để tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !